Với số lƣợng doanh nghiệp hiện tại đang quản lý và số lƣợng cán bộ công chức của ngành thì không thể tiến hành thanh tra, kiểm tra hết đƣợc. Vì vậy, việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT là rất quan trọng. Ý thức chấp hành pháp luật của NNT có tốt thì công tác thu NSNN mới dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Để làm đƣợc nhƣ vậy cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể nhƣ sau:
Nâng cao ý thức tự giác của các doanh nghiệp thông qua công tác tuyên truyền chính sách pháp luật cho NNT và tăng cƣờng tính răn đe của công tác thanh tra, kiểm tra. Cần đổi mới công tác tuyên tryền, hỗ trợ NNT để NNT thấy đƣợc
trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là phải nộp đủ tiền thuế. Để làm đƣợc điều đó cần tích cực tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mở trang web công khai những điểm mới của chính sách để NNT thƣờng xuyên cập nhật những điểm mới của chính sách thuế. Bên cạnh đó cần phải quán triệt thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ tại bàn, kiên quyết xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về thuế và chuyển thông tin doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm sang thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại trụ sở NNT, có làm đƣợc nhƣ vậy thì NNT mới thấy đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật thuế và nghiêm chỉnh chấp hành.
Bên cạnh việc nâng cao tính tự giác của NNT thì CQT phải tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp làm ăn có lãi mới có khả năng để nộp thuế, đồng thời trong thời gian suy thoái cần phải tạo điều kiện về gia hạn, giảm thuế cho doanh nghiệp trong điều kiện khuôn khổ của pháp luật. Cần phải xác định rõ NNT và CQT là bạn đồng hành, vì vậy phải tạo mọi điều kiện cho NNT phát triển.