Công tác tuyên truyền hệ thống chính sách thuế và ban hành các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 69)

2.3.2.1 .Tỷ lệ và cơ cấu nợ đọng

2.3.2.5. Công tác tuyên truyền hệ thống chính sách thuế và ban hành các

bản hƣớng dẫn

Nhƣ đã trình bày ở trên, Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc không phải là một cấp có thể ban hành các chính sách quy phạm pháp luật về thuế. Tuy nhiên, để triển khai đƣợc các chính sách, pháp luật về thuế đến với ngƣời dân phải thông qua hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ và ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành của Cục Thuế.

*Thứ nhất: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Phƣớc quan tâm hàng đầu bằng việc đa dạng hoá hình thức và nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, hỗ trợ về thuế, qua đó nâng cao đƣợc tính tự giác và tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế, góp phần tăng thu cho NSNN.

Chính sách thuế hàng năm thƣờng có sự thay đổi, đôi khi các doanh nghiệp và cá nhân không cập nhật hết những điểm mới của chính sách hoặc có những vấn đề vƣớng mắc nảy sinh. Vì vậy, hàng năm, CQT thƣờng tổ chức các lớp tập huấn và đối thoại với NNT để hƣớng dẫn những điểm mới của chính sách thuế, hƣớng dẫn quyết toán thuế TNCN, TNDN… Đƣợc sự quan tâm của Lãnh đạo cơ quan nên số lớp tập huấn và đối thoại với ngƣời nộp thuế tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tính cả giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, toàn ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc đã tổ chức đƣợc 122 lớp tập huấn với 8.622 tổ chức, cá nhân tham gia và 133 cuộc đối thoại với NNT với 8.293 lƣợt NNT tham gia.

Bảng 2.16. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Năm

Tập huấn Đối thoại Số bài

báo

Số lớp Số lƣợt ngƣời Số cuộc Số lƣợt ngƣời

2010 23 1.350 20 1.020 52 2011 19 1.606 29 1.390 47 2012 17 1.004 21 970 67 2013 22 1.261 32 2.456 46 2014 41 3.401 31 2.457 50 Tổng 122 8.622 133 8.293 262

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bình Phước

công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT ngày càng đa dạng và phong phú. Ngành thuế đã sử dụng nhiều hình thức để tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế trong đó chủ yếu là hình thức phát tờ rơi tại CQT, trả lời vƣớng mắc qua điện thoại, mở các lớp tập huấn, đối thoại doanh nghiệp và đăng bài trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Bảng 2.17. Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT năm 2014

STT Hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT Số cuộc, lƣợt

I Các hình thức tuyên truyền chính sách thuế 5.417

1

Tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng 117

+ Qua báo chí: 52

+ Qua truyền hình: 24 + Qua phát thanh: 41 2 Tuyên truyền trên panô, áp phích

3 Số lƣợng các cuộc họp báo, trả lời phỏng vấn trên các phƣơng tiện truyền thong

4 Tuyên truyền bằng hình thức phát tờ rơi 5.300

II Các hình thức hỗ trợ ngƣời nộp thuế

1 Giải đáp vƣớng mắc tại cơ quan thuế 833 2 Giải đáp vƣớng mắc qua điện thoại 1.045 3 Giải đáp vƣớng mắc bằng văn bản 440 4

Tổ chức tập huấn cho ngƣời nộp thuế:

+ Số cuộc 41

+ Số lƣợng cá nhân, tổ chức tham dự 3.401

5

Tổ chức đối thoại cho ngƣời nộp thuế:

+ Số cuộc 31

+ Số lƣợng cá nhân, tổ chức tham dự 2.457 6 Cấp phát tài liệu hỗ trợ NNT do Tổng cục Thuế biên soạn 6.430

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bình Phước

Nhìn chung, công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣ hình thức tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ NNT tƣơng đối đa dạng, đã mở đƣợc tƣơng đối nhiều lớp tập huấn, các cuộc đối thoại với doanh nghiệp về chính

sách thuế. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT còn có nhiều hạn chế nhất định nhƣ mở nhiều cuộc đối thoại, tập huấn nhƣng không đạt hiệu quả cao, phƣơng pháp tuyên truyền còn mang tính thụ động, chủ yếu tuyên truyền nội dung của Luật nên hiệu quả không cao, chƣa cụ thể hoá bằng các vở kịch, tiểu phẩm tuyên truyền trong các cuộc thi về chính sách thuế, chƣa tổ chức đƣợc cuộc thi nào về hiểu biết chính sách pháp luật thuế cho NNT… Bên cạnh đó, kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong giai đoạn 2010 đến 2014 chỉ là 3.177 triệu đồng, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi (6,4% trên tổng chi) nên công tác tuyên truyền vẫn không thực sự có chất lƣợng về nội dung.

Bảng 2.18. Đối thoại, tập huấn tại các địa bàn

Đơn vị tính: Buổi/cuộc

STT Tên cơ quan thuế

Số cuộc tập huấn+ Đối thoại doanh nghiệp

Tổng cộng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 TX Đồng Xoài 6 4 6 7 9 32 2 TX Phƣớc Long 4 8 7 8 7 34 3 TX Bình Long 5 4 3 9 10 31 4 Đồng Phú 4 4 3 5 6 22 5 Chơn Thành 4 4 3 5 6 22 6 Hớn Quản 4 4 3 5 6 22 7 Lộc Ninh 1 0 2 1 1 5 8 Bù Đốp 3 2 0 1 2 8 9 Bù Gia Mập 3 2 1 1 2 9 10 Bù Đăng 2 2 1 0 2 7 11 Văn Phòng Cục 7 14 9 12 21 63 Cộng 43 48 38 54 72 255

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy, từ năm 2010 đến 2014, Toàn ngành thuế Bình Phƣớc đã tổ chức đƣợc 255 cuộc tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp, trong đó: tập chung chủ yếu ở Văn phòng Cục và các thị xã lớn nhƣ Đồng Xoài, Bình Long, Phƣớc Long, các huyện giáp biên giới nhƣ Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng lại rất ít. Điều đó chứng tỏ công tác tổ chức đối thoại, tập huấn ở vùng sâu, vùng xa ít đƣợc quan tâm, mức độ hiểu biết của các doanh nghiệp nơi đây còn hạn chế, ngoài ra, trình độ cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ nơi đây còn yếu kém. Mặt khác, xu hƣớng các cuộc đối thoại, tập huận ngày càng ít đi do sự phát triển của công nghệ thông tin, do sự phát triển của các đơn vị làm dịch vụ khai báo thuế ngày càng tăng. Từ đó, đòi hỏi cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ phải liên tục đổi mới tƣ duy, đổi mới cách làm để theo kịp với nhu cầu của thời đại.

*Thứ hai: Ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành

Trên cơ sở Luật NSNN, Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp, các luật thuế, Luật NSNN và các chính sách thu NSNN, căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội của địa phƣơng, tình hình sản xuất kinh doanh và thu NSNN trên địa bàn, Cục Thuế sẽ hƣớng dẫn, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật này cho toàn ngành thuế. Bên cạnh đó, Cục Thuế đã tham mƣu với UBND tỉnh ban hành các quyết định đảm bảo quản lý chặt chẽ các nguồn thu, đề cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác thu NSNN.

Bảng 2.19. Bảng tổng hợp kết quả hƣớng dẫn thực hiện chính sách thuế của Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc qua các năm

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Giải đáp vƣớng mắc của NNT qua

điện thoại (lƣợt) 1.241 199 2.545 1.986 1.045 2 Giải đáp vƣớng mắc của NNT bằng

văn bản (văn bản) 109 72 130 135 440 3 Văn bản hƣớng dẫn toàn ngành triển

khai chính sách thuế (văn bản) 357 465 537 542 670

Các văn bản, công văn hƣớng dẫn thi hành của Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc thƣờng tập trung đầu mối do hai phòng ban hành là phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT trả lời các vƣớng mắc và hƣớng dẫn chính sách thuế đối với NNT, phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán trả lời và hƣớng dẫn các vƣớng mắc phát sinh đối với các đơn vị trong ngành, các văn bản thƣờng đƣợc trả lời đúng hạn đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thu NSNN, giúp NNT cũng nhƣ cơ quan thuế cấp dƣới dễ dàng thực hiện các chính sách thuế mới, những vƣớng mắc phát sinh.

Từ bảng 2.19 ta có thể thấy, trong giai đoạn từ 2010 đến tháng 9/2014 là những năm chính sách thuế thƣờng xuyên thay đổi và có nhiều điểm mới, khi đi vào áp dụng có nhiều bất cập nên các doanh nghiệp có nhiều vƣớng mắc nảy sinh và trực tiếp hỏi CQT và đƣợc trả lời đúng hạn. Chủ yếu doanh nghiệp lựa chọn phƣơng pháp gọi điện trực tiếp đến phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT để đƣợc trả lời những vƣớng mắc nảy sinh. Một số doanh nghiệp cũng lựa chọn phƣơng pháp hỏi bằng công văn và cũng đƣợc trả lời bằng văn bản của Cục Thuế về chính sách thuế. Bên cạnh đó, do sự thay đổi của chính sách nên có nhiều điểm còn vƣớng mắc, để triển khai thống nhất trên toàn ngành thì Cục Thuế cũng chỉ đạo phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán có công văn hƣớng dẫn các đơn vị trong toàn ngành thống nhất thực hiện khi có chính sách mới ban hành. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định đó là công văn hƣớng dẫn của ngành chủ yếu là trích yếu nội dung của Luật, Nghị định, Thông tƣ, các văn bản trả lời doanh nghiệp thƣờng chung chung, khó áp dụng cho từng vụ việc cụ thể của doanh nghiệp đƣợc hỏi nên mặc dù có văn bản hƣớng dẫn nhƣng các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cấp dƣới vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực tế. Cụ thể nhƣ: miễn giảm tiền thuê đất, kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nông sản, hƣớng dẫn về lệ phí trƣớc bạ đối với xe tải van… mặc dù đã có hƣớng dẫn của Cục Thuế nhƣng vẫn rất khó triển khai trong thực tế và còn nhiều vƣớng mắc đòi hỏi cơ quan cấp trên phải trả lời.

Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến các pháp luật về thuế đến với NNT và ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách thuế thì một nhiệm vụ rất quan trọng của Cục Thuế là thực hiện tham gia ý kiến vào các văn bản chính sách của cấp trên. Đặc biệt là công tác tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành quyết định quy

định mức thu, giá tính thuế đối với một số loại thuế nhất định.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tại Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc thì việc tham gia ý kiến vào các văn bản cấp trên còn mang nặng tính hình thức, chủ yếu là nhất trí với ý kiến dự thảo, ít có ý kiến đóng góp, sửa đổi chính sách theo hƣớng phù hợp với thực tế thu NSNN. Do đó, khi văn bản đƣợc ban hành thì lúc thực hiện gặp nhiều vƣớng mắc đối với cả cơ quan thuế và NNT. Công tác tham mƣu cho UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung những quyết định đã lỗi thời vẫn chƣa kịp thời và sâu sát, chỉ khi có chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc có kiến nghị của Kiểm toán Nhà nƣớc thì mới thực hiện điều tra, rà soát và tham mƣu với UBND tỉnh để bổ sung, thay thế các quyết định không phù hợp. Cụ thể nhƣ:

+ Chƣa kịp thời cập nhật bảng giá ô tô, xe máy để tính lệ phí trƣớc bạ gây khó khăn cho Chi cục Thuế các huyện, thành phố trong việc tính và thu lệ phí trƣớc bạ.

+ Chƣa kịp thời điều chỉnh bảng giá tính thuế tài nguyên, gây phản ứng không tốt từ phía NNT, dẫn đến khó thu.

+ Bảng giá đất để tính lệ phí trƣớc bạ còn chƣa sát với thực tế dẫn tới thất thu cho NSNN, ….

Nhƣ vậy, ta có thể thấy việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn và công tác tham mƣu sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế chƣa hiệu quả và kịp thời, vẫn còn nhiều yếu kém.

2.3.2.6. Bộ máy thu ngân sách tỉnh Bình Phước

Hiện tại, thu NSNN của tỉnh Bình Phƣớc đƣợc tổ chức đúng theo quy định của bộ máy tổ chức ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc gồm 12 phòng thuộc văn phòng Cục Thuế và 10 Chi cục Thuế các huyện, thành phố (nhƣ trong Phụ lục số 1). Về cơ bản, mô hình tổ chức bộ máy thu NSNN theo chức năng đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thu NSNN trong quá trình hội nhập cũng nhƣ hiện đại hoá ngành thuế. Mô hình này tăng hiệu quả làm việc của từng cán bộ thuế và giảm chi phí quản lý cho toàn bộ máy thu NSNN thông qua việc xoá bỏ các chức năng trùng lặp. Mỗi

cán bộ thuế chỉ cần chuyên sâu, chuyên môn hoá một mảng để nâng cao năng lực và cải thiện chất lƣợng công việc, giảm khả năng thông đồng với NNT, góp phần củng cố sự trong sạch của đội ngũ cán bộ thuế.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định:

- Việc tách riêng chức năng quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế thành một phòng trong điều kiện NNT ngày một nhiều (mỗi năm có thêm 400-500 doanh nghiệp ra hoạt động) là chƣa phù hợp do sự hiểu biết về pháp luật thuế của NNT còn hạn chế, rất hay vi phạm quy định về kê khai, nộp thuế. Mặt khác, trong phạm vi Cục Thuế, việc triển khai các ứng dụng tin học chƣa đồng bộ nên khai thác sử dụng dữ liệu kê khai thuế từ phòng Kê khai và Kế toán thuế chƣa đạt hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực trong khi Luật Thu NSNN quy định trình tự thanh toán các khoản nộp ngân sách đƣợc xác định theo thứ tự: Tiền thuế trốn, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh, tiền thuế nợ và cuối cùng là các khoản tiền phạt.

- Mô hình tổ chức Chi cục Thuế hiện tại theo địa giới hành chính, mỗi huyện, thành phố có 01 Chi cục Thuế đã bộc lộ một số nhƣợc điểm do một số huyện có số NNT quản lý ít, số thuế thu đƣợc nhỏ, trong khi cơ cấu các bộ phận đã cố định nhƣ các huyện khác nên chi phí hành chính cho việc thu thuế là rất lớn.

- Chức năng pháp chế là một chức năng rất quan trọng trong công tác thu NSNN, tuy nhiên hiện tại chỉ có Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh là có phòng pháp chế riêng, còn tại các Cục Thuế khác thì vẫn gộp vào với phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán, điều này tạo thêm áp lực công việc cho phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán là phòng tham mƣu cho lãnh đạo để điều hành thu nên rất bận, đồng thời công tác pháp chế cũng không đƣợc chuyên sâu và đạt kết quả cao.

2.3.2.7. Về năng lực đội ngũ cán bộ thuế

Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế nên số lƣợng cán bộ làm công tác thuế trong ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc ngày càng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Toàn ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc tính đến thời điểm hiện tại có 375 cán bộ, công chức. Trong đó có 209 cán bộ Lãnh đạo (chiếm 55,73% tổng số cán bộ, công chức), gồm 03 lãnh đạo Cục, 36 Lãnh đạo phòng, 30 Lãnh đạo Chi cục Thuế và 140 Lãnh đạo cấp đội thuế đảm nhiệm những cƣơng vị chủ chốt, trọng yếu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú góp phần đảm bảo đƣợc yêu cầu của công tác quản lý.

Về cơ cấu cán bộ chia theo ngạch, chủ yếu cán bộ giữ ngạch chuyên viên và tƣơng đƣơng là 179 ngƣời (chiếm 47,73% tổng số cán bộ, công chức), cán bộ giữ ngạch cán sự và tƣơng đƣơng là 190 ngƣời (chiếm 50,67% tổng số cán bộ)… Trong cơ cấu cán bộ giữ ngạch cán sự và tƣơng đƣơng thì tập trung chủ yếu ở các Chi cục Thuế là 179 cán bộ (chiếm 94,21% tổng số cán bộ giữ ngạch cán sự và tƣơng đƣơng).

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 233 cán bộ (chiếm 62,13% tổng số cán bộ, công chức đang làm việc), số cán bộ có trình độ dƣới đại học là 142 cán bộ, chủ yếu tập trung ở các Chi cục Thuế…

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc có trình độ tƣơng đối cao. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức ở Chi cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)