TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 43)

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức

Bình Phƣớc là một tỉnh miền núi ở phía Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đƣợc tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Dân số toàn tỉnh khoảng 887.441 ngƣời với 41 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Stiêng và Mơ Nông chiếm hơn 20%. Hiện nay toàn tỉnh có 03 thị xã và 07 huyện.

Cùng với quá trình tái lập tỉnh Bình Phƣớc, Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc đƣợc thành lập theo Quyết định số 1131 TC/QĐ-TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính. Từ khi thành lập, bộ máy tổ chức ngành Thuế tỉnh Bình Phƣớc đã có nhiều thay đổi cùng với những giai đoạn thay đổi bộ máy tổ chức của ngành Thuế nƣớc ta. Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy đã đƣợc hoàn thiện theo Quyết định số 728/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 và Quyết định số 111/QĐ-TCT ngày 25/01/2011 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế.

Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc là đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế, với chức năng, nhiệm vụ cụ thể quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính là: “Tổ chức thực hiện công tác thu NSNN, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc theo quy định của pháp luật”.

Hiện nay, bộ máy tổ chức đƣợc thể hiện Phụ lục số 1 gồm: 12 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế và 10 Chi cục Thuế các huyện, thị với chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế; Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế; Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế.

Hiện nay, số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc do Cục Thuế đang quản lý là 3.899 công ty, doanh nghiệp; số hộ cá thể là 17.093 hộ.

2.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN

Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc luôn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Kết quả thu ngân sách hàng năm do ngành Thuế tổ chức thực hiện năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, tốc độ tăng trƣởng bình quân là 7%/năm; so sánh với dự toán đƣợc Bộ Tài chính giao đều hoàn thành nhiệm vụ. Riêng năm 2013 và 2014 không hoàn thành dự toán do thay đổi nhiều chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc, của Chính phủ nhƣ miễn, giảm, gia hạn một số sắc thuế để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời năm 2014 thực hiện chính sách không khai, không nộp thuế GTGT đối với sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chƣa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thƣờng… Việc liên tục hoàn thành dự toán thu NSNN, điều này đã góp phần lớn vào việc thực hiện nhiệm vụ chi trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc và dần dần tiến tới tự cân đối thu chi vào năm 2015.

Bảng 2.1. Kết quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng cộng

1 Tổng thu nội địa

(1=1a+1b) 2.276 3.301 3.730 3.496 3.369 16.172

1a Tổng thu ngành thuế

quản lý 1.965 2.897 3.172 2.869 2.698 13.601 1b Các khoản ghi thu qua

NSNN 311 404 558 627 671 2.571

2 Dự toán Bộ Tài chính

(2=2a+2b) 1.440 1.883 2.751 3.908 2.800 12.782

2a Tổng thu ngành thuế

quản lý 1.440 1.883 2.751 3.908 2.800 12.782 2b Các khoản ghi thu qua

NSNN - 3 Tỷ lệ hoàn thành dự toán BTC (%) (1a/2a) 136,46 153,85 115,30 73,41 96,36 106,41 4 Dự toán HĐND tỉnh (4=4a+4b) 1.921 2.870 3.650 4.450 3.330 16.221 4a Tổng thu ngành thuế quản lý 1.671 2.540 3.200 3.918 2.790 14.119 4b Các khoản ghi thu qua

NSNN 250 330 450 532 540 2.102 5 Tỷ lệ hoàn thành dự toán

HĐND tỉnh (%) (1/4) 118,48 115,02 102,19 78,56 101,17 99,70

Từ bảng 2.1 ta thấy, dự toán Bộ Tài chính và HĐND tỉnh giao cho ngành thuế ngày càng nặng nề (Trong vòng 5 năm từ năm 2010 đến 2014, dự toán Bộ Tài chính giao đã tăng 1,73 lần). Do đó, để hoàn thành kế hoạch đƣợc giao đòi hỏi ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc phải siết chặt hơn nữa công tác thu NSNN từ khâu lập, thảo luận dự toán đến khâu thực hiện dự toán, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Nhiệm vụ của ngành ngày càng nặng nề nhƣng cũng đã góp phần rất lớn cho nhiệm vụ chi trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc.

2.2. TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC BÌNH PHƢỚC

2.2.1. Kết quả chung

Để có cái nhìn tổng quan về tình hình thu NSNN tại Cục thuế tỉnh Bình Phƣớc, nhìn vào Bảng 2.2, ta thấy:

So với dự toán Pháp lệnh thì năm 2013 và 2014 Cục thuế không đạt chỉ tiêu Bộ Tài chính giao; so với dự toán HĐND và UBND tỉnh giao thì chỉ có năm 2013 không đạt. Nguyên nhân không đạt do năm 2013, chính sách thuế thay đổi (Thông tƣ 219/2013/TT-BTC) làm cho ngân sách địa phƣơng hụt thu (Trung ƣơng phải cấp bù 400 tỷ đồng).

Về cơ cấu các nguồn thu: Doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong Tổng thu nội địa (chiếm 21-29%); Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1-2%); khu vục công thƣơng nghiệp (CTN) và dịch vụ ngoài quốc doanh (NQD) chiếm khoàng 25-30%; còn lại là các khoản thu về đất, các khoản học phí, viện phí, lệ phí trƣớc bạ, các khoản thu từ xổ số (Không tính trong số cân đối thu)… chiếm khoản 42-52%.

Bảng 2.2. Tình hình thu NSNN từ năm 2012-2014 Đơn vị tính: Triệu đồng ST T CHỈ TIÊU

NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014

Pháp lệnh UBND tỉnh giao Thực hiện Pháp lệnh UBND tỉnh giao Thực hiện Pháp lệnh UBND tỉnh giao Thực hiện A Tổng thu do ngành thuế q/lý 2.751.000 3.200.000 3.172.314 3.908.000 3.918.000 2.868.723 2.800.000 2.790.000 2.694.175 1 Khu vực DNNN Trung ƣơng 772.000 772.000 731.758 850.000 850.000 637.473 452.000 356.000 360.308 2 Khu vực DNNN địa phƣơng 210.000 264.000 346.312 306.300 336.000 245.904 300.000 300.000 361.133 3 Khu vực DN có vốn ĐTNN 45.000 60.000 48.263 98.000 98.000 68.857 98.000 80.000 74.597 4 Khu vực CTN và dịch vụ NQD 1.030.000 1.054.000 983.977 1.468.000 1.250.000 1.061.624 1.136.000 860.000 834.124 5 Thu khác 694.000 1.050.000 1.062.004 1.185.700 1.384.000 854.865 814.000 1.194.000 1.064.013 B Các khoản ghi thu, ghi chi 450.000 557.763 0 532.000 627.496 0 540.000 674.941

Tổng thu nội địa

(A+B) 2.751.000 3.650.000 3.730.077 3.908.000 4.450.000 3.496.219 2.800.000 3.330.000 3.369.116

2.2.2. Kết quả thu thuế tại các địa bàn cụ thể

Để thấy rõ đƣợc số thu tại các địa bàn trong tỉnh Bình Phƣớc, nhìn vào Bảng 2.3 ta thấy:

Năm 2012: có 12/14 đơn vị đạt dự toán HĐND và UBND tỉnh giao; 2/14 đơn vị không đạt là Phòng kiểm tra thuế 1 (75%) và Khối tỉnh (93%).

Năm 2013: có 8/14 đơn vị đạt dự toán, 6/14 đơn vị không đạt, đó là: Chi cục Thuế Lộc Ninh (76%), Bù Đăng (87%), Phòng kiểm tra thuế 1 (63%), Phòng thuế TNCN (79%); Khối tỉnh (33%). Nguyên nhân không đạt do chính sách thuế thay đổi nhƣ đã trình bày ở trên.

Năm 2014: Có 12/14 đơn vị đạt dự toán; có 2/14 đơn vị không đạt là Phòng kiểm tra thuế 1 (90%) và Khối tỉnh (57%).

Về các đơn vị có số thu dẫn đầu trong 3 năm qua là: Phòng kiểm tra thuế 2 (quản lý các doanh nghiệp nhà nƣớc); Phòng kiểm tra thuế 1 (quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh); Phòng thuế TNCN (quản lý các thu về thuế thu nhập cá nhân) và Khối tỉnh (quản lý các khoản thu về đất đai của các dự án lớn trong tỉnh).

Đơn vị có số thu thấp là Chi cục Thuế Bù Đốp (Đây là địa bàn giáp biên giới Camphuchia, vùng sâu, vùng xa, kinh tế phát triển chậm).

Bảng 2.3. Kết quả thu NSNN tại các địa bàn từ năm 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt Đơn vị

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dự toán UBND Thực hiện Dự toán UBND Thực hiện Dự toán UBND Thực hiện 1 Đồng Xoài 171.000 192.799 207.000 214.183 226.800 261.589 2 Đồng Phú 117.000 127.883 144.000 153.313 116.000 126.818 3 Chơn Thành 145.200 147.784 168.000 172.492 150.500 170.868 4 Hớn Quản 59.200 74.314 77.000 84.031 80.700 81.516 5 Bình Long 141.000 159.573 182.000 184.631 157.000 167.318 6 Lộc Ninh 144.600 155.531 180.000 136.785 115.000 128.788 7 Bù Đốp 31.000 44.394 45.000 58.651 59.500 69.414 8 Bù Gia Mập 169.500 182.692 192.000 208.790 168.000 180.182 9 Phƣớc Long 163.500 171.761 216.000 232.135 202.000 226.419 10 Bù Đăng 120.600 125.577 130.000 113.712 108.500 109.660 11 Phòng KT1 378.000 284.087 469.000 296.503 375.000 335.737 12 Phòng KT2 1.273.000 1.295.992 1.428.500 1.121.491 898.500 1.006.652 13 Phòng TNCN 284.000 345.532 310.000 290.728 248.700 263.628 14 Khối tỉnh 452.400 422.158 701.500 228.774 423.800 240.527 Tổng cộng 3.650.000 3.730.077 4.450.000 3.496.219 3.330.000 3.369.116

2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC THUẾ TỈNH BÌNH PHƢỚC

2.3.1. Thực trạng chung

Trên cơ sở những nguồn lực sẵn có, ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc luôn tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả trong công tác thu NSNN. Qua quá trình tính toán, phân tích một loạt các chỉ số, ta có bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác thu NSNN dƣới đây:

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của công tác thu NSNN từ năm 2010 đến năm 2014

TT Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân 1 Tổng thu NSNN/GDP (%) 43,73 51,15 50,71 43,53 38,45 45,51 2 Tổng thu nội địa/Dự toán

pháp lệnh (%) 136,46 153,85 115,30 73,41 96,36 115,08 3 Tỷ lệ nợ đọng tiền thuế (%) 10,98 12,91 14,61 22,55 26,16 17,44 4

Tổng số thuế thu đƣợc/Tổng chi phí cho công tác quản lý thuế (lần)

54,47 46,25 49,33 30,09 27,23 41,47

5

Tỷ lệ DN kê khai thuế qua mạng/Tổng số DN đang hoạt động (%)

76

6 Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng

hạn (%) 91,87 89,94 92,05 92,69 95,46 92,40 7 Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh

tra, kiểm tra (%) 6,02 14,27 16,04 16,01 13,07 13,08 8

Số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra, kiểm tra (Triệu đồng)

44,58 33,52 28,56 40,55 116,22 52,69

9

Số giờ khai thuế, nộp thuế bình quân của NNT

(giờ/năm)

755 704 684 675 642 692

Từ bảng 2.4 ta thấy, Từ năm 2010 đến năm 2014, chỉ có 5/9 tiêu chí là đạt khá (tỷ lệ Tổng thu NSNN/GDP, tỷ lệ Tổng thu nội địa/dự toán pháp lệnh, tỷ lệ tờ khai nộp đúng hạn, tỷ lệ DN đã thanh tra kiểm tra và số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra kiểm tra), còn lại 4/9 tiêu chí khác chƣa thực sự hiệu quả, cụ thể:

- Tỷ lệ nợ đọng tiền thuế năm sau tăng cao so với năm trƣớc, tốc độ tăng bình quân từ 2% đến 4%, tuy nhiên năm 2013 so với năm 2012 tăng đột biến (tăng 7,94%). Tỷ lệ nợ bình quân 5 năm (2010-2014) là 17,44%, trong khi tỷ lệ bình quân Tổng cục Thuế giao là 5%. Qua chỉ tiêu trên cho thấy: hiệu quả của công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc là không cao, chƣa có các biện pháp quyết liệt trong việc giải quyết nợ đọng, thể hiện sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài.

- Về tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế và nộp thuế qua mạng: Việc khai thuế qua mạng đƣợc Tổng cục Thuế giao cho Cục thuế triển khai từ năm 2014, tuy nhiên dù rất kiên quyết triển khai nhƣng do hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin ở một số huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, mặt khác tại Bình Phƣớc với phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên kinh phí, trình độ cũng nhƣ khả năng tiếp cận với các dịch vụ mới còn hạn chế, tâm lý ngại thay đổi. Từ đó dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng đạt thấp là 76% trên tổng số doanh nghiệp đang quản lý (đứng thứ 60/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc). Điều này thể hiện công tác hiện đại hoá ngành thuế ở Bình Phƣớc vẫn triển khai chậm và chƣa đạt hiệu quả cao.

- Tiêu chí tổng số thuế thu đƣợc trên tổng chi phí cho công tác thu: Từ năm 2010 đến năm 2014, chi phí cho công tác thu thuế ngày một tăng lên, cụ thể: Nếu nhƣ năm 2010 chỉ 1 đồng tiền chi phí bỏ ra thì sẽ thu đƣợc 54,47 đồng tiền thuế; trong khi năm 2014 bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu về là 27,23 đồng. Điều đó thể hiện chi phí cho bộ máy quá cồng kềnh, còn lãng phí và chƣa hiệu quả, trong khi số thu tăng không tƣơng ứng nhất là năm 2013 và năm 2014.

năm 2014, chỉ tiêu trên có giảm dần qua các năm, tuy nhiên bình quân là 692 giờ/năm vẫn ở mức cao so với cả nƣớc và khu vực. Cụ thể: ở Singapore là 82 giờ, Malaysia là 133 giờ, Thái Lan là 264 giờ. Nhƣ vậy ta có thể thấy doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Bình Phƣớc nói riêng phải bỏ ra rất nhiều thời gian để làm các thủ tục về thuế, từ đó có thể thấy tiến độ cải cách thủ tục hành chính về thuế diễn ra chậm, chƣa thực sự hiệu quả.

Mặt khác, trong 5/9 tiêu chí là đạt khá thì cũng còn bộ lộ một số hạn chế nhƣ: - Các tiêu chí về thanh tra, kiểm tra tuy đạt về số lƣợng doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra cũng nhƣ số thuế truy thu bình quân qua một cuộc thanh tra, kiểm tra thuế nhƣng chất lƣợng các cuộc thanh tra, kiểm tra vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhất là đối với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc chuyển giá.

- Tỷ lệ tổng thu/GDP ngày một giảm qua các năm, nhƣ năm 2011 là 51,15% thì đến năm 2014 còn 38,45%, bình quân 5 năm là 45,51%.

- Tỷ lệ tổng thu nội địa/dự toán: bình quân 5 năm đạt 115,08%, tuy nhiên số thu cũng không ổn định, nhất là năm 2013 và 2014.Từ đó có thể thấy, công tác lập dự toán, dự báo, bảo vệ dự toán, cũng nhƣ công tác chỉ đạo, điều hành thu chƣa thực sự đạt hiệu quả cao.

2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu cụ thể

2.3.2.1.Tỷ lệ và cơ cấu nợ đọng

Công tác thu nợ luôn đƣợc coi là công tác quan trọng trong hoạt động thu NSNN, hàng năm Cục Thuế đã tổ chức tập huấn triển khai công tác thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật NSNN, Luật thuế, Quy trình quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế của Tổng cục Thuế cho Lãnh đạo các phòng, các Chi cục Thuế và các cán bộ chuyên trách trong công tác quản lý nợ thuế. Triển khai ứng dụng quản lý nợ thuế cho toàn thể các đơn vị trong ngành thực hiện.

Nhìn vào bảng số liệu 2.5, ta nhận thấy tổng nợ đọng tiền thuế qua các năm từ năm 2010 đến 2014 tăng về cả số tuyệt đối và số tƣơng đối, đặc biệt là năm 2013

(tăng 22,55%) và 2014 (tăng 26,03%), các năm còn lại thì tỷ lệ đều trên 10%, trong khi đó chỉ tiêu phấn đấu của Tổng cục Thuế là số nợ đọng chiếm 5% trên tổng thu NSNN.

Trong cơ cấu nợ đọng thì phần lớn vẫn là nợ có khả năng thu (trên 70%), các đơn vị có số nợ đọng lớn thƣờng là các đơn vị đang gặp khó khăn về tài chính hoặc nợ đọng do công tác điều hành số thu của lãnh đạo các đơn vị.

Bảng 2.5. Tình hình nợ đọng tiền thuế từ 2010 đến 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Tổng nợ thuế Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Nợ có khả năng

thu Số tiền % trên tổng thu NS Số tiền % tổng nợ Số tiền % tổng nợ Số tiền % tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)