Hoàn thiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ công tác thu NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 92)

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Môi trƣờng làm việc của cán bộ thuế là hệ thống trụ sở làm việc, các trang thiết bị, công cụ dụng cụ phục vụ công việc hàng ngày. Để công tác thu NSNN hiệu quả đòi hỏi môi trƣờng làm việc phải thông thoáng, đầy đủ trang thiết bị. Do vậy, trong thời gian tới cần trú trọng đến những vấn đề sau:

Kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ trang thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ công tác quản lý, tránh trƣờng hợp chỗ cần thì không có mà chỗ có thì lại không cần. Trong điều kiện hội nhập, việc áp dụng công nghệ thông tin là điều cần thiết trong công tác quản lý, do vậy cần trang bị hệ thống máy vi tính tới hầu hết cán bộ trong ngành, trừ những cán bộ làm công tác đặc thù, không cần sử dụng đến máy vi tính.

Thực hiện rà soát lại trụ sở làm việc của tất cả các đơn vị, tính toán bình quân diện tích sử dụng trên đầu cán bộ làm thƣớc đo để ƣu tiên xây mới hoặc mở rộng trụ

sở làm việc tại đơn vị đó. Thực hiện giải ngân kịp vốn đúng tiến độ, đốc thúc các nhà thầu xây dựng theo đúng thiết kế và thời gian đã định. Kiên quyết chỉ lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và trách nhiệm cao để thi công công trình, kiểm soát chặt chẽ các khâu của quá trình xây dựng để đảm bảo chất lƣợng công trình so với thiết kế ban đầu. Có làm đƣợc nhƣ vậy mới tạo đƣợc môi trƣờng làm việc thuận lợi cho cán bộ thuế cũng nhƣ NNT đến cơ quan thuế làm việc.

3.2.1.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu NSNN

Công nghệ thông tin ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác thu NSNN. Tuy nhiên, hệ thống ứng dụng của ngành hiện tại đang sử dụng tại Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc đã không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thu NSNN mới. Hiện tại ứng dụng TMS triển khai thí điểm tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cho thấy sự ƣu việt hơn hẳn hệ thống ứng dụng đang sử dụng của toàn ngành. Vì vậy, trong thời gian tới cần triển khai sâu rộng ứng dụng TMS trong ngành thuế tỉnh Bình Phƣớc. Để làm đƣợc điều đó, cần thực hiện một số công việc sau:

 Cử một đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn về tin học, các bộ phận liên quan đến nhập, xử lý số liệu đi tập huấn để làm lòng cốt triển khai ứng dụng cho toàn ngành.

 Chuẩn bị hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ để sẵn sàng cài đặt, chuyển giao từ ứng dụng quản lý cũ sang ứng dụng thu NSNN mới.

 Tổ chức cài đặt và tập huấn cho tất cả các cán bộ trong ngành thuế sử dụng ứng dụng mới. Cần chia nhỏ theo chức năng quản lý để phân quyền theo dõi, và sử dụng thành thạo các chức năng cần thiết với hoạt động quản lý của mình. Đồng thời, trong quá trình vận hành, cần phản ánh ngay những vƣớng mắc lên Cục Thuế để kịp thời hƣớng dẫn và xử lý.

 Bên cạnh đó, cần phải xây dựng và triển khai các ứng dụng phần mềm phục vụ thu nộp thuế theo thứ tự thanh toán tiền thuế, bù trừ thuế, cƣỡng chế thuế, kiểm

tra và thanh tra thuế. Triển khai ứng dụng gửi thông báo nợ thuế, cƣỡng chế thuế, truy thu thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hoàn toàn qua hệ thống thƣ điện tử.

 Xây dựng hệ thống thông tin tập trung, tạo cơ sở dữ liệu về NNT trong phạm vi toàn ngành, phối hợp kết nối mạng thông tin trao đổi với các cơ quan: Tài chính, Kho bạc, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan.

3.2.1.3. Sử dụng hiệu quả nguồn tài chính phục vụ công tác thu NSNN

Nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng, nguồn tài chính để phục vụ công tác thu NSNN ở cấp Cục Thuế là do Tổng cục Thuế cấp phát hàng năm dựa trên chi tiêu thực tế của năm trƣớc và dự toán chi trong năm đó. Do chỉ có một nguồn cấp kinh phí nhất định, mặt khác khi xin cấp bổ sung gặp rất nhiều khó khăn do dự toán chi thƣờng làm từ đầu năm, nên khi chi hết cũng không còn nguồn để cấp bổ sung. Do vậy, để đảm bảo nguồn kinh phí đáp ứng đầy đủ, sử dụng hiệu quả để phục vụ tốt công tác thu NSNN thì cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc lập kế hoạch chi tiêu hàng năm phải sát với tình hình thực tế, phải dự kiến đƣợc các khoản mục phải chi trong năm sau để có cơ sở bảo vệ dự toán chi với Tổng.cục Thuế. Đồng thời, tuyệt đối không đƣợc chi sai các khoản mục đã đƣợc quy định, đặc biệt là những khoản liên quan đến đời sống của cán bộ, công chức. Có làm đƣợc nhƣ vậy mới khích lệ đƣợc tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức thuế.

Thứ hai, phát động việc thực hiện tiết kiệm trong việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ công tác thu NSNN, coi đây là một tiêu chí đánh giá, xếp hạng cán bộ, công chức hàng năm. Thực hiện rà soát lại nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm của tất cả các bộ phận để tránh lãng phí, thực hiện chế độ khoán tiền điện thoại, cắt giảm công tác phí của những bộ phận không phải đi công tác nhiều, kiểm tra lại định mức xăng xe, …. Thực hiện công tác kiểm kê, đánh giá hàng năm hiện trạng trang thiết bị, tài sản hiện có của cơ quan để tránh thất thoát tài sản, trang thiết bị. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy thì tỷ trọng chi cho công tác quản lý hành chính sẽ giảm xuống, khoản này là khoản tiết kiệm chi tiêu sẽ dùng để khen thƣởng những đơn vị thực

hiện tốt nhiệm vụ trong năm. Từ đó sẽ khuyến khích các đơn vị hăng hái thi đua, lập thành tích trong công tác.

Thứ ba, công tác tuyên truyền và công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là hai công tác cực kỳ quan trọng lại chiếm tỷ trọng chi rất thấp trong tổng chi của ngành. Do vậy, trong thời gian tới cần tăng cƣờng chi cho công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT để có thể đa dạng hình thức tuyên truyên, hỗ trợ NNT nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Trích một nguồn kinh phí để hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đặc biệt là các cán bộ trẻ có nhu cầu nâng cao kiến thức trong việc đi học sau đại học.

Cuối cùng, ngoài nguồn kinh phí do Tổng cục Thuế cấp thì Cục Thuế cũng nên tham mƣu cho UBND tỉnh hỗ trợ một khoản kinh phí trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành thuế và chi thƣởng cho cán bộ, công chức ngành thuế nếu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN hàng năm.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thu ngân sách nhà nƣớc

3.2.2.1. Tăng cường quản lý thu nợ tiền thuế, tiền phạt

Nhƣ đã phân tích ở trên, công tác quản lý thu nợ còn nhiều hạn chế nên các năm đều có số nợ đọng tăng cao hơn và không đạt đƣợc chỉ tiêu do Tổng cục Thuế đặt ra hàng năm (5%). Điều này phản ánh năng lực của công tác quản lý nợ vẫn còn thấp. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ thì cần phải kiên quyết thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng các biện pháp quản lý nợ, thực hiện tốt quy trình quản lý nợ, cƣỡng chế nợ thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn xuống bằng ngƣỡng Tổng cục Thuế giao.

Thứ hai, kiên quyết xử lý các khoản nợ đang chờ xử lý và nợ đã nộp vào ngân sách chờ điều chỉnh để giảm hai chỉ tiêu này xuống mức thấp nhất.

Thứ ba, thực hiện rà soát 100% các doanh nghiệp nợ đọng, thƣờng xuyên đối chiếu số nợ nhằm tránh sai sót, nợ ảo; đối với số nợ không còn đối tƣợng thu (bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản) thì lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền khoanh nợ, xoá

nợ; Đối với các khoản nợ thông thƣờng thì lập kế hoạch thu ngay: Bằng biện pháp gọi điện, mời lên làm việc, thuyết phục; phát hành 100% thông báo đến đối tƣợng nợ để đôn đốc thu; đối với nợ chây ỳ, nợ lớn do tài chính của doanh nghiệp khó khăn thì mời lên lập biên bản yêu cầu nộp và có văn bản giải trình với CQT. Đối với trƣờng hợp chây ỳ, khó thu thực hiện cƣỡng chế nợ thuế bằng lệnh thu; thực hiện thu qua việc bù trừ hoàn thuế; phong tỏa các tài khoản; Cƣỡng chế bằng biện pháp thu hồi hóa đơn, …

Cuối cùng, cần theo dõi chặt chẽ sự biến động thƣờng xuyên của các khoản nợ thuế, phân tích, đánh giá và phân loại nợ đúng theo tính chất để có kế hoạch thu nợ hiệu quả hoặc kiến nghị xử lý theo quy định. Xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ thuế. Gắn trách nhiệm quản lý nợ, đôn đốc thu nợ cho từng cán bộ để làm tiêu chí bình xét thi đua hàng năm, kịp thời động viên, khen thƣởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ về thu nợ. Đồng thời tăng cƣờng nguồn nhân lực cho công tác thu nợ theo đúng định hƣớng của Tổng cục Thuế là tối thiểu 6% trên tổng số cán bộ, công chức làm việc tại CQT.

3.2.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Thực tiễn ở Bình Phƣớc cũng nhƣ các tỉnh trong cả nƣớc ta hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều hình thức thức tội phạm mới, lợi dụng một số cơ chế chính sách và sơ hở trong quản lý để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nƣớc.

Cùng với quá trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, hệ thống chính sách Pháp luật thuế đƣợc hoàn chỉnh từng bƣớc đúng quy luật phát triển. Sự ra đời của Luật Thu NSNN cùng với tổ chức bộ máy của ngành đã thay đổi thực hiện quản lý theo chức năng. Trong đó, thanh tra, kiểm tra thuế của CQT giữ vị trí hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thu NSNN nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế thu NSNN hiện đại dựa trên sự tuân thủ, tự nguyện của NNT. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện hiện nay với quy mô toàn

ngành nói chung và của Cục Thuế tỉnh Bình Phƣớc nói riêng phải đặt ở tầm cao hơn, chuyên sâu hơn, phạm vi điều chỉnh rộng hơn và hiệu quả hơn. Để làm đƣợc điều đó, trong thời gian tới cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra tại bàn, đảm bảo thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại bàn, kịp thời phát hiện những sai sót về việc kê khai thuế của NNT. Đồng thời, sau khi kiểm tra thuế tại bàn phải lập bảng kê liệt kê các đơn vị đã kiểm tra, đơn vị có dấu hiệu vi phạm để kịp thời đƣa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm.

Thứ hai, Tiếp tục phát triển về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực trong hệ thống thanh tra, kiểm tra. Để làm đƣợc điều này cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Tổ sắp xếp, bố trí lại lực lƣợng cán bộ thanh tra, kiểm tra nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu đặt ra khi thực hiện hiện đại hóa hệ thống Thuế. Chuẩn hóa tiêu chuẩn trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế: trình độ chuyên môn tối thiểu phải đại học trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán, có thâm niên công tác trong ngành Thuế và các ngành kinh tế khác ít nhất từ 2-3 năm trở lên; có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ƣ́ng đƣợc yêu cầu công việc, ...

- Bổ sung lực lƣợng cán bộ cho các phòng thanh tra, kiểm tra thuế để số lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đạt tối thiểu là 24% trên tổng số cán bộ, công chức để đảm bảo đủ lực lƣợng hoàn thành khối lƣợng công việc tƣơng đối lớn hiện nay. Quan tâm tạo điều kiện, bổ sung lực lƣợng cán bộ trẻ, có năng lực cho các phòng thanh tra, kiểm tra.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chuyên môn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng thu NSNN, bảo đảm tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dƣỡng cán bộ. Xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ cũng nhƣ của các phòng thanh tra, kiểm tra trên Văn phòng Cục và tại các Đội kiểm tra tại các Chi cục. Thông qua tiêu chí này để

đánh giá hiệu quả và chất lƣợng công việc của cán bộ, qua đó thúc đẩy và tạo động lực cho cán bộ phấn đấu trong công việc. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thƣởng, động viên kịp thời cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có sáng kiến, sáng tạo trong công việc.

- Tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tính tuân thủ pháp luật của cán bộ thuế, từ cơ bản đến chuyên sâu, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn để đội ngũ cán bộ thanh tra mạnh về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, tránh xa những tiêu cực của xã hội.

Thứ ba, Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu NNT phục vụ hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra. Hệ thống cơ sở dữ liệu NNT cần đảm bảo cung cấp các nội dung liên quan đến NNT nhƣ: thông tin chung về NNT, tình hình sản xuất kinh doanh và kê khai nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật của NNT, ... Để làm đƣợc điều đó cần tổ chức thu thập số liệu một cách khoa học, đảm bảo chất lƣợng thông tin, nguồn thông tin đảm bảo. Do đó, cần hoàn thiện các kênh thu thập và cung cấp thông tin, đảm bảo sự đa dạng của nguồn cung cấp thông tin. Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống phần mềm thu nhận và xử lý dữ liệu thông tin về NNT. Đồng thời phải phối hợp với các cơ quan chức năng để thiết lập cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin lẫn nhau.

Tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế với các bộ phận khác trong CQT. Hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của bộ phận thanh tra, kiểm tra cần sự phối hợp của nhiều bộ phận liên quan nhằm xác định tính chính xác của số liệu lƣu trữ và thông tin về NNT, đó là các bộ phận quản lý kê khai, kế toán thuế, bộ phận tổng hợp và xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý nợ thuế. Nếu thiếu sự phối hợp của bộ phận nào đó thì hoạt động thanh tra không thể đạt đƣợc hiệu quả cao. Trong khi đó, trên thực tế sự phối hợp giữa các bộ phận rất lỏng lẻo. Vì vậy, trong thời gian tới, Lãnh đạo Cục cần yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng có liên quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Đồng thời, kịp thời giải

quyết những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong CQT, cụ thể hóa cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin bằng văn bản và dựa vào tiêu chí đã định để bình xét thi đua hàng năm giữa các bộ phận.

Thứ tư, Chuẩn bị kế hoạch thanh tra, kiểm tra hết sức kỹ lƣỡng trƣớc lúc trình quyết định thanh tra, kiểm tra, tránh hình thức. Chú trọng tới các nội dung: Phân tích hồ sơ khai thuế tại CQT nhằm tìm ra các mâu thuẫn phát sinh trong hồ sơ; cân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước tại cục thuế tỉnh bình phước (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)