Các thủ tục kiểm soát hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 30 - 33)

Trên cơ sở đánh giá, nhận diện rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành thiết kế, ban hành các quy trình, qui định để kiểm soát nghiệp vụ tín dụng. Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách và thủ tục đƣợc cài đặt ngay trong quy trình tín dụng để ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các sai sót, gian lận có thể xảy ra trong quá trình hoạt động,

đảm bảo đƣợc mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng. Một số hoạt động kiểm soát nghiệp vụ tín dụng chủ yếu nhƣ:

- Định dạng trƣớc

Ngân hàng dùng cơ chế định dạng trƣớc nhƣ: định dạng sẵn mẫu biểu (tờ trình tín dụng, thẩm định, mẫu biểu hồ sơ tín dụng...), quy định sẵn cách tính lãi vay, quá hạn, hạn mức dƣ nợ trên hệ thống máy tính... Việc này giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro trong hệ thống quản trị của mình, kiểm soát đƣợc việc tuân thủ theo quy trình, quy định của các nhân viên ngân hàng.

- Báo cáo bất thƣờng

Cơ chế báo cáo bất thƣờng là cần thiết phải có trong mỗi hệ thống quản trị ngân hàng. Bằng cách báo cáo từ mỗi nhân viên lên cho cấp lãnh đạo để nhận biết rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời, cơ chế này cho phép nhà quản trị nằm bắt thông tin một cách nhanh nhất để đƣa ra những quyết định phù hợp, giảm thiểu thất thoát và các nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

- Phê duyệt

Chỉ những cấp bậc cán bộ có đủ kinh nghiệm và khả năng phán xét mới có thể thực hiện phê duyệt đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro và lợi ích liên quan trong hoạt động tín dụng. Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phải đƣợc thực hiện một cách hợp lý, cụ thể nhằm xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời đƣợc trao quyền, giúp xác định rõ nguyên nhân khi có sai sót, rủi ro xảy ra.

- Bảo vệ tài sản

Trong hoạt động bảo vệ tài sản thì an toàn kho quỹ là một hoạt động đặc biệt quan trọng. Công tác tổ chức kiểm soát phải đảm bảo một số qui tắc sau: thực hiện nghiêm túc chế độ ra vào, chỉ những ngƣời có trách nhiệm và thẩm quyền mới đƣợc vào khu vực kho quỹ; bố trí bảo vệ, cơ sở vật chất kiên cố, lắp đặt camera quan sát, theo dõi; thƣờng xuyên tổ chức kiểm kê, đối chiếu tài sản hiện có trong kho quỹ với sổ sách kế toán.

Các cơ chế chỉ tiêu đƣợc đƣa ra nhƣ tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, số lƣợng khách hàng.... Các chỉ tiêu này giúp ngân hàng kiểm soát đƣợc chi phí hoạt động, mức tăng trƣởng dƣ nợ hay kiểm soát rủi ro... Ngoài ra còn giúp tổ chức thấy đƣợc những nhân viên có năng lực, hoạt động tốt để có những chính sách, đãi ngộ phù hợp, tạo động lực cho nhân viên và tổ chức.

- Đối chiếu

Đói chiếu là một cơ chế quan trọng, giúp ngân hàng tự kiểm soát chéo lẫn nhau trƣớc khi nhà quản trị kiểm soát. Nó sẽ giúp hạn chế đƣợc nhiều sai sót trong nội bộ hệ thống trƣớc khi chuyển đến tay nhà quản trị. Ví dụ: quy định đối chiếu giữa giao dịch viên và kiểm soát viên, giữa kế toán và thủ quỹ, giữa nhân viên tín dụng và nhân viên thẩm định, xử lý nợ....

- Bất kiêm nhiệm

Đó là quy tắc đảm bảo một quy trình tín dụng phải có ít nhất 2 cán bộ tham gia, không có cá nhân nào có thể một mình tiến hành giải quyết mọi mặt của nghiệp vụ từ khi bắt đầu cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức đƣợc ngân hàng cho phép và phù hợp với quy định của NHNN. Đây là một biện pháp hiệu quả, việc phải phân chia cho nhiều ngƣời cùng tham gia là để các nhân viên kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra thì sẽ đƣợc phát hiện nhanh chóng, giảm cơ hội cho nhân viên tín dụng có thể lạm quyền hay giấu những sai phạm của mình. Việc phân chia nhiệm vụ phải tách bạch rõ ràng giữa các chức năng: tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, kế toán tín dụng, quyết định tín dụng, bảo quản TSĐB và kế toán...

- Kiểm tra và theo dõi

Kiểm tra việc thực hiện hoạt động tín dụng phải đƣợc thực hiện bởi cá nhân, kiểm soát viên khác với cá nhân đang tiến hành hoạt động tín dụng đó. Việc kiểm tra này là cần thiết để tránh những sai sót, nhầm lẫn trong khi thực hiện nghiệp vụ, hay những hành vi cố tình vi phạm để chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Yều cầu đối với ngƣời kiểm tra là phải độc lập với ngƣời thực hiện hoạt động tín dụng, quy trình kiểm tra phải đƣợc thực hiện cả trƣớc, trong và sau tín dụng.

Theo dõi là việc xem xét, rà soát lại những hoạt động tín dụng đã thực hiện bằng cách so sánh các thông số, các chỉ tiêu nhƣ tổng dƣ nợ, tỷ lệ nợ xấu... giữa thực tế và kế hoạch, giữa các kỳ với nhau... Việc theo dõi này giúp các lãnh đạo ngân hàng có thêm thông tin để đánh giá các nhân viên hiện có đang thực hiện các mục tiêu của ngân hàng một cách có hiệu quả hay chƣa, có vấn đề bất thƣờng gì không, để từ đó xác định đƣợc nguyên nhân và tìm hƣớng xử lý thích hợp một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)