Về kiểm soát nội bộ:
Chức năng kiểm soát luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi quá trình quản lý, và đƣợc thực hiện bởi công cụ chính yếu là hoạt động kiểm soát nội bộ (Internal control system) của đơn vị. Trong hơn một trăm năm qua, lý luận về kiểm soát nội bộ đã không ngừng phát triển trong nhận thức của con ngƣời: từ một khái niệm đơn giản ban đầu của các kiểm toán viên cho đến khuôn khổ lý thuyết hoàn chỉnh và phức tạp nhƣ ngày nay. Kiểm soát nội bộ đã phát triển và dần trở thành một hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức, đặc biệt có liên quan mật thiết đến vấn đề quản trị ngân hàng. Qua quá trình nghiên cứu, kiểm soát nội bộ có nhiều định nghĩa khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, trong đó định nghĩa phổ biến nhất là: "Kiểm soát nội bộ là một quá trình do ngƣời quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó đƣợc thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo nhằm thực hiện 3 mục tiêu dƣới đây:
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy
- Các luật lệ và quy định đƣợc tuân thủ - Hoạt động hữu hiệu"5
Về tính hữu hiệu:
5Định nghĩa này đƣợc đƣa ra vào năm 1992 bởi COSO (Committee of Sponsoring Organization). COSO là một
Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính (Nation Commission on Financial Reporting, hay còn gọi là Treadway Commission). Ủy ban này bao gồm đại diện của Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA). COSO đƣợc thành lập nhằm nghiên cứu về kiểm soát nội bộ.
Tính hữu hiệu đƣợc hiểu là có hiệu lực và có hiệu quả. Ở luận văn này, tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng có nghĩa là xem xét vấn đề kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng có đƣợc áp dụng, tuân thủ và có hiệu lực trong thực tế hay không thông qua khảo sát, trao đổi với các cán bộ quản lý, nhân viên tín dụng về các quy trình, quy định và những vấn đề về kiểm soát nội bộ, thể hiện đƣợc tính tuân thủ, hiệu lực của hoạt động kiểm soát nội bô. Khi đã đƣợc tuân thủ, vận dụng vào thực tế rồi thì kiểm soát nội bộ có góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng hay không thông qua các chỉ số tài chính nhƣ tăng trƣởng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn... thể hiện đƣợc tính hiệu quả của hoạt động kiểm soát nội bộ.