Có thể nói cơ chế kiểm soát nội bộ hiện tại của Techcombank đối với hoạt động tín dụng là vô cùng chặt chẽ và không có chỗ hở để có thể lợi dụng, luôn kiểm soát từ khâu tiếp cận khách hàng đến giải ngân, kiểm soát sau vay. Tuy nhiên, chính điều đó cũng mang lại một số hạn chế nhất định cho hiệu quả của hoạt động tín dụng tại Techcombank:
Thứ nhất, do cơ chế, quy trình kiểm soát quá chặt chẽ, thực hiện kiểm soát qua nhiều khâu, khách hàng bắt buộc phải đáp ứng đủ điều kiện vay vốn cũng nhƣ cán bộ tín dụng phải hoàn tất đầy đủ giấy tờ, đúng từng chữ một thì mới có thể giải ngân đƣợc cho khách hàng. Điều này khiến thời gian giải ngân kéo dài, nhiều thủ tục hồ sơ phức tạp, khó khăn cho khách hàng trong việc vay vốn, làm giảm đi một số lƣợng khách hàng nhất định của Techcombank.
Thứ hai, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng của Techcombank còn mang tính hình thức. Về lý thuyết thì hệ thống chấm điểm tín dụng đối với công tác xét duyệt cấp tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi nó đƣợc xem nhƣ là thƣớc đo rủi ro chung đối với khách hàng, khắc phục đƣợc tình trạng cùng một khách hàng nhƣng có
đơn vị cho vay còn đơn vị khác thì không. Tuy nhiên, cho đến nay thì công tác chấm điểm xếp hạng này vẫn còn mang tính hình thức và gồm nhiều yếu tố định tính, do đó dễ dẫn đến tình trạng kết quả chấm điểm tín dụng chƣa đƣợc đánh giá chính xác và khách quan. Hiện nay xếp hạng khách hàng chủ yếu là để phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro và áp dụng mức lãi suất cho vay đối với từng nhóm khách hàng, chƣa mang đƣợc ý nghĩa xét duyệt cấp tín dụng dựa vào phân nhóm tín nhiệm của khách hàng.
Hiện nay hầu hết chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng giống nhƣ một thủ tục cần phải làm đế tiến hành các bƣớc tiếp theo trong qui trình cho vay chứ chƣa thực sự là một thƣớc đo hữu hiệu. Kết quả từ hệ thống chấm điểm và xếp hạng vẫn chƣa đƣợc sử dụng trong việc đánh giá rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng mà chỉ là một trong những hồ sơ phải làm trong yêu cầu của ngân hàng. Theo ông Phạm Huy Hùng- chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank: "Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lƣợng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chƣa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thƣớc đo lƣợng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro... của ngân hàng".