Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 70 - 71)

Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Muốn kiểm định độ tin cậy thang đo, phƣơng phấp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha đƣợc sử dụng để loại bỏ biến rác trƣớc khi tiến hành phân tích nhân tố EFA vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Kiểm định độ tin cậy các thang đo của các thành phần "môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, các thủ tục kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát" dựa vào hệ số kiểm định Cronbach's Alpha. Hệ số Cronbach's Alpha nằm trong khoảng [0;1], Cronbach's Alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao), tuy nhiên nếu hệ số Cronbach's Alpha quá lớn (α>0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lƣờng một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach's Alpha biến thiên trong khoảng [0,70-0,80]. Nếu Cronbach's Alpha >= 0,60 là thang đo có thể chấp nhận đƣợc về mặt tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994 dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Khi xem xét kiểm tra từng biến đo lƣờng, chúng ta sử dụng hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected item - total correlation). Các biến có hệ số tƣơng quan tổng-biến nhỏ hơn 0,4 đƣợc xem là rác và sẽ bị loại (Nunnally và Bernstein, 1994). Nhƣ vậy, một số điều kiện cần quan tâm khi kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha bao gồm:

- Hệ số tƣơng quan biến-tổng (Corrected item-total correlation) >0,4 - Hệ số Cronbach Alpha trong khoảng 0,60 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,95

Khi một biến không thỏa điều kiện hệ số tƣơng quan biến-tổng > 0,4 hoặc hệ số Cronbach Alpha tăng lên khi loại nó ra khỏi thang đo thì xem xét giá trị nội dung của biến đó để quyết định có loại bỏ biến này ra khỏi thang đo hay không.

Kết quả kiểm định Cronbach Alpha ở phụ lục 2 cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, thang đo Môi trƣờng kiểm soát có Cronbach Alpha là 0,909; thang đo Đánh giá rủi ro có Cronbach Alpha là 0,721;thang đo Thủ tục kiểm soát có Cronbach Alpha là 0,802; thang đo Thông tin và truyền thông có Cronbach Alpha là 0,816; thang đo Giám sát có Cronbach Alpha là 0,718.

Có thể thấy rằng:

- Hệ số Cronbach Alpha đều nằm trong khoảng [0,60; 0,95], thang đo có độ tin cậy cao, có sự khác biệt giữa các biến, không xảy ra hiện tƣợng trùng lắp trong đo lƣờng.

- Các hệ số tƣơng quan biến-tổng của thang đo đều lớn hơn 0,4; về mặt ý nghĩa thống kê, các biến đo lƣờng tƣơng quan chặt chẽ với nhau, các biến đạt yêu cầu, không bị loại bỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)