Tuy số lƣợng phiếu khảo sát thu về không nhiều nhƣng cũng thể hiện đƣợc mức độ đại diện của mẫu nghiên cứu từ: nhân viên tín dụng, các cán bộ quản lý và
nhân viên kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
Bảng 3.1 Thống kê đánh giá về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
Techcombank ĐVT: %
STT Mã Tốt khá Trung
bình Yếu Rất yếu
Môi trƣờng kiểm soát
1 MT1 65 35 2 MT2 68 32 3 MT3 61 39 4 MT4 64 36 5 MT5 69 31 6 MT6 71 29 Đánh giá rủi ro 1 DG1 6 61 33 2 DG2 14 63 23 3 DG3 19 58 23 Thủ tục kiểm soát
1 TTKS1 58 42
2 TTKS2 54 46
3 TTKS3 47 53
4 TTKS4 53 47
5 TTKS5 54 46
Thông tin và truyển thông
1 TT1 66 34 2 TT2 64 36 3 TT3 62 38 4 TT4 64 36 Giám sát 1 GS1 10 54 36 2 GS2 16 57 27 3 GS3 24 60 16
Môi trƣờng kiểm soát
Bảng 3.1 cho thấy đa phần các yếu tố thuộc về môi trƣờng kiểm soát đều đƣợc đánh giá khá cao. Điều này cho thấy thái độ của Ban lãnh đạo Techcombank trong việc ngăn ngừa và phòng chống rủi ro. Ngoài ra Ban lãnh đạo Techcombank cũng đã thiết lập cơ cấu tổ chức, quy trình tuyển dụng, chính sách tín dụng phù hợp, quy định đầy đủ rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của từng nhân viên. Các yếu tố trên đã tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho kiểm soát nội bộ trong việc kiểm soát hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên, sự độc lập cũng nhƣ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực của kiểm toán nội bộ cần đƣợc xem xét cải thiện hơn. Ngoài ra quy trình tuyển dụng nhân viên tín dụng cần phải đƣợc xem xét nhằm đảm bảo nhân viên đƣợc tuyển phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tín dụng.
Phân tích và đánh giá rủi ro
Bảng 3.1 cho thấy hệ thống giám sát và đánh giá rủi ro của Techcombank nhìn chung tƣơng đối ổn chứ chƣa thực sự tốt. Rủi ro tín dụng đƣợc đánh giá và giám sát bởi các phòng ban nghiệp vụ và ủy ban quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động cảnh báo rủi ro, cần phản ứng nhanh nhạy hơn khi có sự thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh.... có thể ảnh hƣởng xấu đến hoạt động ngân hàng. Cần tạo thêm các công cụ, các kênh để nhân viên và cán bộ thẩm định có thể tự đánh giá rủi ro, hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng.
Các thủ tục kiểm soát
Bảng 3.1 cho thấy hầu hết các cán bộ, nhân viên đƣợc khảo sát đều đồng ý rằng các chính sách, thủ tục trong hoạt động tín dụng đều đã đƣợc cụ thể hóa thành văn bản và đƣợc thiết lập đầy đủ nhằm hạn chế, ngăn ngừa kịp thời các sai sót trong hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, đa số những nhân viên chọn ý kiến khá chủ yếu là ở vị trí kiểm toán nội bộ, vì họ cho rằng, mặc dù quy trình và thủ tục kiểm soát rất nhiều và đầy đủ, chặt chẽ nhƣng qua kết quả kiểm toán, vẫn còn phát sinh tƣơng đối nhiều sai sót liên quan đến tính đầy đủ của hồ sơ và chƣa tuân thủ các điều kiện phê duyệt, đánh giá trƣớc khi giải ngân.
Hệ thống thông tin và truyền thông
Bảng 3.1 cho thấy hệ thống thông tin của Techcombank đƣợc thiết kế và hoạt động tƣơng đối tốt, giúp cho ngân hàng bảo mật thông tin và lƣu chuyển thông tin xuyên suốt trong hệ thống. Ngoài ra các biện pháp nhằm đảm bảo chất lƣợng hoạt động của hệ thống thông tin kế toán cũng đƣợc đánh giá tốt, các bút toán hạch toán lãi, gốc
đều đƣợc tự động hóa, mọi thay đổi đều phải có sự giám sát, kiểm soát của lãnh đạo, trƣởng đơn vị. Tuy nhiên, ngân hàng chƣa có cơ chế thật sự tốt để khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện quy trình kiểm soát.
Hoạt động giám sát
Bảng 3.1 cho thấy hoạt động giám sát của kiểm toán nội bộ và ủy ban quản lý rủi ro đƣợc thực hiện khá tốt. Tần suất kiểm tra cao, chất lƣợng kiểm tra, cảnh báo rủi ro tốt, có một bộ phận chuyên lƣu trữ hồ sơ gốc, tạo môi trƣờng quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh gây ra tổn thất cho ngân hàng.