Kiểm định bằng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 75 - 77)

Mục tiêu của phân tích phƣơng sai là so sánh trung bình của nhiều nhóm (tổng thể) dựa trên các số trung bình của các mẫu quan sát từ các nhóm này và thông qua kiểm định giả thiết để kết luận về sự bằng nhau của các số trung bình này. Trong nghiên cứu, phân tích phƣơng sai đƣợc dùng nhƣ là một công cụ để xem xét ảnh hƣởng của một hay nhiều yếu tố nguyên nhân (định tính) đến một yếu tố kết quả (định lƣợng). Phân tích phƣơng sai một yếu tố Anova là phân tích ảnh hƣởng của một yếu tố nguyên nhân (biến định tính) đến một yếu tố kết quả (biến định lƣợng) đang nghiên cứu.

Một số giảđịnh khi phân tích ANOVA:

– Các nhóm so sánh phải độc lập vàđƣợc chọn một cách ngẫu nhiên.

– Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn đểđƣợc xem nhƣ tiệm cận phân phối chuẩn.

– Phƣơng sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

Kết quả kiểm định ở phụ lục 5 cho thấy ảnh hƣởng của yếu tố chức vụ đến kết quả đang nghiên cứu. Bảng kết quả ở phụ lục 5.1 cho thấy kết quả kiểm định phƣơng sai với Sig = 0,110> 5%, có thể nói không có sự khác nhau về phƣơng sai giữa các nhóm trong yếu tố chức vụ với độ tin cậy 95%. Nhƣ vậy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt. Bảng kết quả ở phụ lục 5.2 trình bày phân tích Oneway Anova, với

Sig= 0,000 < 5%, nhƣ vậy có sự khác biệt về mặt thống kê trong sự đánh giá tính hiệu lực của các nhân tố trong yếu tố chức vụ. Nhìn vào bảng dữ liệu ta có thể thấy nhóm cán bộ quản lý cấp cao có vẻ đánh giá cao kiểm soát nội bộ trong khi nhóm nhân viên kiểm toán nội bộ thì có xu hƣớng đánh giá thấp hơn.

Kết luận chƣơng 3

Thông qua chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra đƣợc mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Dựa trên mô hình đó, tác giả phân tích đánh giá chất lƣợng từng nhân tố, đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui bội và phƣơng sai một yếu tố Anova. Các kết quả phân tích bằng mô hình SPSS trong chƣơng 3 đều cho thấy kết quả đáng tin cậy của dữ liệu, phù hợp để cho ra các đánh giá và giải pháp nghiên cứu, cải thiện.

Qua việc mô tả thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại

Techcombank tại chƣơng 2, vận dụng những lý luận về kiểm soát nội bộ ở chƣơng 1 cộng với mô hình nghiên cứu tính hiệu lực kiểm soát nội bộ ở chƣơng 3, tác giả sẽ đánh giá những ƣu điểm và tồn tại của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Techcombank, đƣa ra một số đề xuất giải quyết, hoàn thiện trong chƣơng 4.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO TÍNHHIỆU LỰC CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)