Nhóm giải pháp chung cho ngân hàng Techcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 87 - 88)

Nhìn chung tổng thể thì hoạt động kiểm soát tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam đang thực hiện khá tốt. Với môi trƣờng kiểm soát chặt chẽ; thủ tục kiểm soát đầy đủ, nghiêm ngặt tất cả các khâu từ tiếp xúc khách hàng đến giải ngân, sau vay; giám sát của kiểm toán nội bộ thƣờng xuyên và chất lƣợng các cảnh báo cao…ngân hàng Techcombank đang đánh dấu sự trở lại sau giai đoạn ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, thể hiện qua các chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cao, huy động tăng trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm. Tuy nhiên, “rủi ro là không thể tránh khỏi và là bản chất tất yếu của tín dụng”11, luôn tồn tại một tỷ lệ rủi ro nhất định trong hoạt động tín dụng, bằng chứng là tuy nợ xấu, nợ quá hạn của Techcombank đã giảm mạnh so với 2013 nhƣng vẫn còn tồn tại 1016,666 tỷ đồng nợ xấu vào năm 2015, đây là một con số không hề nhỏ để có thể xem thƣờng. Vì vậy việc nâng cao năng lực dự đoán, cảnh báo rủi ro tín dụng từ xa là luôn cần đƣợc quan tâm đầu tƣ.

Bản chất rủi ro và nợ xấu không phải tự nhiên mà có, vậy nó xuất phát từ đâu trong khi quy trình luôn chặt chẽ, kiểm soát luôn gắt gao? Trong thực tế thì dù quy trình có tốt đến đâu, kiểm soát viên có năng lực cao cỡ nào thì vẫn tồn tại những kẻ hỡ dù là nhỏ nhất để rủi ro có thể xảy ra. Bản chất rủi ro không nằm ở qui trình mà nằm ở ngƣời thực hiện qui trình đó, cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và tham gia vào nghiệp vụ tín dụng, cho nên dễ dẫn đến trƣờng hợp lợi dụng sơ hở của quy trình để trục lợi. Về bản chất, cán bộ tín dụng phải thực hiện so sánh, đánh đổi giữa những gì mình có và lợi ích nhận đƣợc khi vi phạm quy định. Những gì cán bộ tín dụng có là công việc ổn định, vị trí trong ngân hàng, nguồn thu nhập từ công việc hiện

11Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, Trƣờng ĐHNH TPHCM, chủ biên: Ths. Bùi Diệu Anh - NXB Phƣơng Đông

tại. Con ngƣời luôn thực hiện đánh đổi, nếu nhƣ lợi ích mang lại từ việc quy phạm quy định lớn hơn những gì đang có, thì cán bộ tín dụng sẵn sang đánh đổi mặc dù biết việc mình đang làm là sai quy định và ngƣợc lại.

Thấu hiểu đƣợc bản chất vấn đề đó, thì biện pháp giải quyết hiện nay là quan tâm đến nhân viên,ngƣời lao động, tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi, đãi ngộ tốt, chính sách xã hội cao, mức lƣơng xứng đáng cho hiệu quả công việc, công sức bỏ ra. Khi đó để thực hiện vi phạm, nhân viên ngân hàng sẽ phải đánh đổi những gì mình đang có và họ sẽ không muốn thực hiện vi phạm đó. Từ đó ngân hàng sẽ ngăn ngừa đƣợc rủi ro đạo đức xuất phát từ bên trong mỗi nhân viên, một vấn đề mà từ trƣớc đến giờ rất nhiều tài liệu, bài nghiên cứu vẫn kêu gọi, đề xuất nâng cao đạo đức nghề nghiệp mà vẫn chƣa giải quyết đƣợc bản chất sâu xa của vi phạm này. Rủi ro đạo đức không phải tự nhiên mà có, nó chỉ là lựa chọn đánh đổi giữa cái nhiều và cái nhiều hơn trong bản chất của mỗi con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)