Mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 60)

3.1.1 Cơ sở lý thuyết mô hình nghiên cứu

Dựa vào luận văn Thạc sĩ kinh tế "Tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại NH An Bình" của tác giả Phan Hoàng Hảo - 2015, trong đó luận văn đã sử dụng mô hình định lƣợng dựa theo các nhân tố cấu thành KSNB trong COSO để phân tích, tuy nhiên bảng câu hỏi khảo sát đƣa ra chƣa thực sự tốt và mức ý nghĩa của mô hình kém. Trong phạm vi đề tài này, tác giả dựa vào mô hình trên, tập trung xây dựng lại thang đo và bảng câu hỏi để đánh giá tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng bằng cách khảo sát ý kiến từ các nhân viên tín dụng, cán bộ quản lý (quản lý, kiểm soát viên, lãnh đạo cấp cao...) và nhân viên kiểm toán nội bộ về các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Techcombank.

Từ kết quả thu thập đƣợc, tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS để đánh giá độ tin cậy của thông tin thu thập đƣợc, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, tối ƣu hóa quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Techcombank.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Qua đối tƣợng nghiên cứu đã đƣợc xác định, tác giả khái quát lại quy trình nghiên cứu của luận văn này nhƣ sau:

1. Xác định vấn đề nghiên cứu

2. Xây dựng cơ sở lý luận kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM và theo COSO

3. Đánh giá thực tế về tổ chức và quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng

4. Đánh giá ảnh hƣởng của kiểm soát nội bộ đến tính hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng

5. Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng theo COSO

6. Khảo sát thực tế kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tài ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng thông qua phiếu câu hỏi

7. Xử lý dữ liệu (đánh giá độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích hồi quy khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, kiểm định phƣơng sai một yếu tố)

8. Đánh giá tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng thông qua mô hình hồi quy

9. Đƣa ra kết quả và giải pháp

3.1.3 Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát theo phƣơng pháp sử dụng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng (câu hỏi đóng, trả lời theo 5 mức độ)9 để khảo sát về thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng.

1. Rất yếu 2. Yếu 3. Trung bình 4. Khá 5. Tốt

STT Nội dung câu hỏi 1 2 3 4 5

I. Môi trƣờng kiểm soát

1 MT1 Các qui định về quản lý rủi ro tín dụng của ngân

hàng

2 MT2 Quy trình tuyển dụng nhân viên tín dụng

3 MT3 Tính phổ biến của các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

4 MT4 Tính rõ ràng của các chức năng, nhiệm vụ phòng tín dụng đối với từng nhân viên tín dụng

5 MT5 Mức độ độc lập của kiểm toán nội bộ với Ban điều hành và phòng ban nghiệp vụ

6 MT6 Trình độ, năng lực của kiểm toán nội bộ

II. Đánh giá rủi ro

7 DG1 Việc giám sát, đánh giá rủi ro tín dụng thông qua các cấp của ngân hàng

8 DG2 Tính kịp thời của các cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trƣờng xung quanh

9 DG3 Tính cập nhật các qui định pháp luật mới nhất về ngành nghề kinh doanh, quản lý rủi ro tín dụng

III. Các thủ tục kiểm soát

10 TTKS1 Tính tuân thủ nguyên tắc mọi công việc đều phải đƣợc kiểm tra qua ít nhất 2 ngƣời

11 TTKS2

Tính tuân thủ hạn mức tín dụng tối đa cho một khách hàng, các bên liên quan và các qui định khác

12 TTKS3 Tính rõ rãng trong quy định trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong quy trình tín dụng

13 TTKS4 Tính tuân thủ trong quy định các công việc cần phải làm sau cấp tín dụng

14 TTKS5 Tính tuân thủ trong quy định an toàn kho quỹ

IV. Thông tin và truyền thông

15 TT1 Tính kịp thời trong việc truyền đạt thông tin phục vụ cho việc thừa hành, quản lý hoạt động

16 TT2

Tính cập nhật và phổ biến các thông tin, nhu cầu của khách hàng sau cấp tín dụng đến các nhân viên phòng tín dụng

17 TT3 Các biện pháp đảm bảo chất lƣợng của hệ thống thông tin kế toán hoạt động tín dụng

18 TT4 Các giải pháp khuyến khích nhân viên góp ý xây dựng và hoàn thiện quy trình, quy chế tín dụng

V. Giám sát

19 GS1 Chất lƣợng các cảnh báo rủi ro của kiểm toán nội bộ trong mỗi đợt kiểm toán

20 GS2

Chất lƣợng của các báo cáo tự kiểm tra, chấn chỉnh gửi đến ban lãnh đạo ngân hàng và kiểm toán nội bộ

21 GS3 Tính kịp thời của các cảnh báo rủi ro tín dụng trong ngân hàng của ban quản lý rủi ro tín dụng

VI. Đánh giá tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

22 HL

Tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong việc ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro tín dụng

3.1.4 Thiết kế mẫu

Để thu thập thông tin khảo sát, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu khảo sát qua email đến các cá nhân, phòng ban trong hệ thống Techcombank.

Thời gian khảo sát: từ 01/06/2016 đến 30/09/2016

Đối tƣợng và phạm vi khảo sát: nhân viên tín dụng, cán bộ quản lý và nhân viên kiểm toán nội bộ trong hệ thống Techcombank.

Tổng số phiếu khảo sát đƣợc phát ra: 120 phiếu

3.1.5 Thu thập dữ liệu

Trong tổng số 120 phiếu khảo sát đƣợc phát ra thì có tổng số phiếu thu về là 107 phiếu, trong đó:

Số phiếu từ nhân viên tín dụng: 58 phiếu Số phiếu từ các cán bộ quản lý: 31 phiếu

Số phiếu từ các nhân viên kiểm toán nội bộ: 18 phiếu

Cả 107 phiếu thu về đều hợp lệ. Trong đó số lƣợng nhân sự có thời gian công tác tại Techcombank từ 1-3 năm là 60 ngƣời (56%), trên 3 năm là 34 ngƣời (32%) và dƣới 1 năm là 13 ngƣời (12%).

3.1.6 Phân tích dữ liệu

Tuy số lƣợng phiếu khảo sát thu về không nhiều nhƣng cũng thể hiện đƣợc mức độ đại diện của mẫu nghiên cứu từ: nhân viên tín dụng, các cán bộ quản lý và

nhân viên kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 3.1 Thống kê đánh giá về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại

Techcombank ĐVT: %

STT Tốt khá Trung

bình Yếu Rất yếu

Môi trƣờng kiểm soát

1 MT1 65 35 2 MT2 68 32 3 MT3 61 39 4 MT4 64 36 5 MT5 69 31 6 MT6 71 29 Đánh giá rủi ro 1 DG1 6 61 33 2 DG2 14 63 23 3 DG3 19 58 23 Thủ tục kiểm soát

1 TTKS1 58 42

2 TTKS2 54 46

3 TTKS3 47 53

4 TTKS4 53 47

5 TTKS5 54 46

Thông tin và truyển thông

1 TT1 66 34 2 TT2 64 36 3 TT3 62 38 4 TT4 64 36 Giám sát 1 GS1 10 54 36 2 GS2 16 57 27 3 GS3 24 60 16

Môi trƣờng kiểm soát

Bảng 3.1 cho thấy đa phần các yếu tố thuộc về môi trƣờng kiểm soát đều đƣợc đánh giá khá cao. Điều này cho thấy thái độ của Ban lãnh đạo Techcombank trong việc ngăn ngừa và phòng chống rủi ro. Ngoài ra Ban lãnh đạo Techcombank cũng đã thiết lập cơ cấu tổ chức, quy trình tuyển dụng, chính sách tín dụng phù hợp, quy định đầy đủ rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của từng nhân viên. Các yếu tố trên đã tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho kiểm soát nội bộ trong việc kiểm soát hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, sự độc lập cũng nhƣ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực của kiểm toán nội bộ cần đƣợc xem xét cải thiện hơn. Ngoài ra quy trình tuyển dụng nhân viên tín dụng cần phải đƣợc xem xét nhằm đảm bảo nhân viên đƣợc tuyển phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tín dụng.

Phân tích và đánh giá rủi ro

Bảng 3.1 cho thấy hệ thống giám sát và đánh giá rủi ro của Techcombank nhìn chung tƣơng đối ổn chứ chƣa thực sự tốt. Rủi ro tín dụng đƣợc đánh giá và giám sát bởi các phòng ban nghiệp vụ và ủy ban quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động cảnh báo rủi ro, cần phản ứng nhanh nhạy hơn khi có sự thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh.... có thể ảnh hƣởng xấu đến hoạt động ngân hàng. Cần tạo thêm các công cụ, các kênh để nhân viên và cán bộ thẩm định có thể tự đánh giá rủi ro, hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng.

Các thủ tục kiểm soát

Bảng 3.1 cho thấy hầu hết các cán bộ, nhân viên đƣợc khảo sát đều đồng ý rằng các chính sách, thủ tục trong hoạt động tín dụng đều đã đƣợc cụ thể hóa thành văn bản và đƣợc thiết lập đầy đủ nhằm hạn chế, ngăn ngừa kịp thời các sai sót trong hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, đa số những nhân viên chọn ý kiến khá chủ yếu là ở vị trí kiểm toán nội bộ, vì họ cho rằng, mặc dù quy trình và thủ tục kiểm soát rất nhiều và đầy đủ, chặt chẽ nhƣng qua kết quả kiểm toán, vẫn còn phát sinh tƣơng đối nhiều sai sót liên quan đến tính đầy đủ của hồ sơ và chƣa tuân thủ các điều kiện phê duyệt, đánh giá trƣớc khi giải ngân.

Hệ thống thông tin và truyền thông

Bảng 3.1 cho thấy hệ thống thông tin của Techcombank đƣợc thiết kế và hoạt động tƣơng đối tốt, giúp cho ngân hàng bảo mật thông tin và lƣu chuyển thông tin xuyên suốt trong hệ thống. Ngoài ra các biện pháp nhằm đảm bảo chất lƣợng hoạt động của hệ thống thông tin kế toán cũng đƣợc đánh giá tốt, các bút toán hạch toán lãi, gốc

đều đƣợc tự động hóa, mọi thay đổi đều phải có sự giám sát, kiểm soát của lãnh đạo, trƣởng đơn vị. Tuy nhiên, ngân hàng chƣa có cơ chế thật sự tốt để khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện quy trình kiểm soát.

Hoạt động giám sát

Bảng 3.1 cho thấy hoạt động giám sát của kiểm toán nội bộ và ủy ban quản lý rủi ro đƣợc thực hiện khá tốt. Tần suất kiểm tra cao, chất lƣợng kiểm tra, cảnh báo rủi ro tốt, có một bộ phận chuyên lƣu trữ hồ sơ gốc, tạo môi trƣờng quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh gây ra tổn thất cho ngân hàng.

3.2 Kết quả nghiên cứu mô hình

3.2.1 Thống kê mô tả

Trong số 107 phiếu trả lời hợp lệ thì có 58 phiếu thu từ nhân viên tín dụng (54%), 31 phiếu thu từ cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao (30%), 18 phiếu thu từ nhân viên kiểm toán nội bộ (16%).

Sau đây là bản thống kê mô tả tập trung phân tích đặc điểm của dữ liệu thu đƣợc từ khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng:

Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả dữ liệu

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

MT1 107 4 5 4.65 .478 MT2 107 4 5 4.68 .468 MT3 107 4 5 4.61 .491 MT4 107 4 5 4.64 .481 MT5 107 4 5 4.69 .464 MT6 107 4 5 4.71 .456 DG1 107 2 4 2.72 .563 DG2 107 2 4 2.91 .607 DG3 107 2 4 2.95 .650 TTKS1 107 4 5 4.58 .496 TTKS2 107 4 5 4.54 .501 TTKS3 107 4 5 4.47 .501 TTKS4 107 4 5 4.53 .501 TTKS5 107 4 5 4.54 .501 TT1 107 4 5 4.66 .475 TT2 107 4 5 4.64 .484 TT3 107 4 5 4.62 .488 TT4 107 4 5 4.64 .484 GS1 107 3 5 3.75 .631 GS2 107 3 5 3.89 .649 GS3 107 3 5 4.08 .631 Valid N (listwise) 107

Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy những ngƣời đƣợc tiến hành khảo sát có câu trả lời biến động từ mức 2 đến mức 5 trong thang đo Likert 5 điểm, độ lệch chuẩn đều khá nhỏ (nhỏ hơn 1), mức điểm trung bình từ 2,72đến 4,71. Điều này cho thấy mức độ cảm nhận của các đối tƣợng đƣợc hỏi về các nhân tố khá đồng đều (thể hiện ở độ lệch

chuẩn nhỏ). Nhóm các nhân tố "Môi trƣờng kiểm soát","Thủ tục kiểm soát" và "Truyền thông" đƣợc đánh giá cao nhất (từ 4 đến 5 điểm), nhóm các nhân tố "Đánh giá rủi ro" đƣợc đánh giá thấp nhất (từ 2 đến 4 điểm).

3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố hồi quy khám phá (EFA) nhân tố hồi quy khám phá (EFA)

3.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha

Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Muốn kiểm định độ tin cậy thang đo, phƣơng phấp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha đƣợc sử dụng để loại bỏ biến rác trƣớc khi tiến hành phân tích nhân tố EFA vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Kiểm định độ tin cậy các thang đo của các thành phần "môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, các thủ tục kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát" dựa vào hệ số kiểm định Cronbach's Alpha. Hệ số Cronbach's Alpha nằm trong khoảng [0;1], Cronbach's Alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao), tuy nhiên nếu hệ số Cronbach's Alpha quá lớn (α>0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có sự khác biệt gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lƣờng một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach's Alpha biến thiên trong khoảng [0,70-0,80]. Nếu Cronbach's Alpha >= 0,60 là thang đo có thể chấp nhận đƣợc về mặt tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994 dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Khi xem xét kiểm tra từng biến đo lƣờng, chúng ta sử dụng hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected item - total correlation). Các biến có hệ số tƣơng quan tổng-biến nhỏ hơn 0,4 đƣợc xem là rác và sẽ bị loại (Nunnally và Bernstein, 1994). Nhƣ vậy, một số điều kiện cần quan tâm khi kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha bao gồm:

- Hệ số tƣơng quan biến-tổng (Corrected item-total correlation) >0,4 - Hệ số Cronbach Alpha trong khoảng 0,60 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,95

Khi một biến không thỏa điều kiện hệ số tƣơng quan biến-tổng > 0,4 hoặc hệ số Cronbach Alpha tăng lên khi loại nó ra khỏi thang đo thì xem xét giá trị nội dung của biến đó để quyết định có loại bỏ biến này ra khỏi thang đo hay không.

Kết quả kiểm định Cronbach Alpha ở phụ lục 2 cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, thang đo Môi trƣờng kiểm soát có Cronbach Alpha là 0,909; thang đo Đánh giá rủi ro có Cronbach Alpha là 0,721;thang đo Thủ tục kiểm soát có Cronbach Alpha là 0,802; thang đo Thông tin và truyền thông có Cronbach Alpha là 0,816; thang đo Giám sát có Cronbach Alpha là 0,718.

Có thể thấy rằng:

- Hệ số Cronbach Alpha đều nằm trong khoảng [0,60; 0,95], thang đo có độ tin cậy cao, có sự khác biệt giữa các biến, không xảy ra hiện tƣợng trùng lắp trong đo lƣờng.

- Các hệ số tƣơng quan biến-tổng của thang đo đều lớn hơn 0,4; về mặt ý nghĩa thống kê, các biến đo lƣờng tƣơng quan chặt chẽ với nhau, các biến đạt yêu cầu, không bị loại bỏ.

3.2.2.2 Phân tích nhân tố hồi quy khám phá EFA

Sau khi đƣợc kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, các nhân tố sẽ tiếp tục đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phƣơng pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Một số tiêu chuẩn áp dụng khi phân tích EFA trong nghiên cứu nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)