Môi trƣờng kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 28 - 29)

Môi trƣờng kiểm soát hoạt động tín dụng là toàn bộ những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình thiết kế và vận hành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng. Đây là nền tảng của các nhân tố khác, không chi phản ánh sắc thái chung của nghiệp vụ tín dụng mà còn phản ánh chung toàn bộ ngân hàng. Các thủ tục kiểm soát đƣợc áp dụng trong qui trình kiểm soát nội bộ sẽ không phát huy tác dụng nếu môi trƣờng kiểm soát yếu kém và ngƣợc lại, môi trƣờng kiểm soát tốt có thể hạn chế đƣợc phần nào sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát.

Các nhân tố chính thuộc môi trƣờng kiểm soát nghiệp vụ tín dụng bao gồm: - Cơ cấu tổ chức

Là sự phân chia trách nhiệm giữa các phòng ban nghiệp vụ trong quy trình tín dụng. Một cơ cấu phù hợp sẽ là cơ sở để lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát hoạt động tín dụng. Ngƣợc lại khi thiết kế không đúng, cơ cấu tổ chức sẽ làm cho các thủ tục kiểm soát mất tác dụng.

- Triết lý và phong cách điều hành của ban giám đốc

Triết lý thể hiện qua quan điểm, tƣ tƣởng và nhận thức của ngƣời lãnh đạo, phong cách điều hành thể hiện qua cá tính, tƣ cách và thái độ của họ khi vận hành ngân hàng. Triết lý và phong cách điều hành của ban lãnh đạo có ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng kiểm soát của ngân hàng, tác động trực tiếp đến việc đề ra và thực hiện các mục tiêu của ngân hàng.

Là một hệ thống các quan điểm và công cụ do Hội đồng tín dụng đề ra và thực thi khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục tiêu quản lý tốt dƣ nợ và rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm định hƣớng phát triển tín dụng, mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, các nguyên tắc hành vi ứng xử đối với mối quan hệ nội bộ cũng nhƣ tƣơng tác với bên ngoài trong hoạt động tín dụng.

- Năng lực của nhân viên

Cán bộ tín dụng cần có những kĩ năng và hiểu biết cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình, nếu không họ sẽ không thể thực hiện công việc đƣợc giao một cách hiệu quả và tốt nhất. Nhân viên cần đƣợc đào tạo và tích lũy kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc họ phụ trách một cách thƣờng xuyên.

- Cách phân công quyền hạn và trách nhiệm

Quyền hạn và trách nhiệm của từng nhân viên, bộ phận cần phải đƣợc cụ thể hóa rõ ràng, giúp cho mỗi nhân viên hiểu đƣợc hành động của họ sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến ngƣời khác và đến ngân hàng. Cơ chế phân cấp ủy quyền phải rõ ràng, minh bạch, đảm bảo tách bạch các nhiệm vụ và quyền lợi của các cá nhân, bộ phận trong ngân hàng. Do đó khi bàn giao công việc, cần phải có những văn bản mô tả, thể chế hóa về những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của từng nhân viên tín dụng, đây cũng là căn cứ để quy trách nhiệm trong trƣờng hợp có sai sót xảy ra.

- Tính chính trực và giá trị đạo đức

Kiểm soát nội bộ có hiệu lực, hiệu quả có cao hay không trƣớc hết phụ thuộc vào tính chính trực và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của ngƣời nhân viên liên quan đến các quá trình kiểm soát. Các nhà lãnh đạo ngân hàng phải xây dựng những chuẩn mực đạo đức trong ngân hàng và cƣ xử đúng đắn để ngăn cản không cho các hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp xảy ra. Muốn vậy trƣớc tiên từ các cấp lãnh đạo phải làm gƣơng cho cấp dƣới và phổ biến các quy định đến từng nhân viên bằng các hình thức thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)