THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ TRÊN ĐIỆN THOẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 54 - 56)

ĐỘNG TẠI VIETCOMBANK – CHI NHÁNH ĐÀ LẠT.

2.2.1. Sự phát triển của dịch vụ điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Internet tại Việt Nam chính thức bắt đầu từ cuối năm 1997. Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam hòa vào mạng Internet.Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng khi phát triển các dịch vụ điện tử. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến cuối năm 2014, có hơn 36 triệu người sử dụng Internet, chiếm 40,4% dân số, tổng thuê bao Internet băng rộng cả nước ước tính đạt 187 triệu thuê bao, và số thuê bao di động đạt 120,9 triệu thuê bao. Như vậy, với dân số khoảng 89 triệu dân hiện nay, ở Việt Nam trung bình cứ khoảng 4 người có 1 người sử dụng Internet. Đây là một tiềm năng lớn cho việc phát triển các dịch vụ điện tử qua điện thoại di động của các ngân hàng.

Từ năm 2000 đến nay, những sản phẩm ngân hàng hiện đại từng bước được hình thành ở Việt Nam. Các ngân hàng đã quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ

điện tử. Thời gian đầu, do E-banking còn mới mẻ nên mức độ ứng dụng dịch vụ này khá hạn chế, chỉ cho phép khách hàng theo dõi số dư tài khoản, tra cứu thông tin giao dịch qua Internet hoặc nhắn tin qua điện thoại di động. Năm 2002, Deutsche Bank Việt Nam là ngân hàng nước ngoài đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet- Banking (sản phẩm DB-Direct). Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, đến năm 2005, chỉ có các ngân hàng sau có dịch vụ Internet-Banking: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Á Châu.

Từ năm 2008 các ngân hàng đã phát triển với ngân hàng tiên phong là Techcombank. Ngay sau đó, liên tiếp các NHTM khác đã đồng loạt công bố các kế hoạch đầu tư, hoàn thiện sản phẩm, liên kết tiện ích… để phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Tính đến cuối năm 2011 theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011, khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho thấy trong số 50 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam (không bao gồm chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) có 45 ngân hàng đã triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến ở các mức độ khác nhau. Các dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến được các ngân hàng cung cấp rộng rãi, trong đó có thể kể đến dịch vụ Internet Banking được cung cấp bởi 45 ngân hàng (chiếm 90%). Trong đó Mobile Banking được 38 ngân hàng cung cấp (chiếm 82%) trong số 45 ngân hàng.

Dịch vụ Mobile banking đã phát triển nhờ2 yếu tố hỗ trợ quan trọng: (i) Thứ nhất là lượng thiết bị di động, bao gồm cả điện thoại và máy tính bảng gia tăng lên rất nhanh trong vài năm trở lại đây; (ii) Thứ hai, chính là hệ thống kết nối internet không dây (từ 3G của các nhà mạng) cho phép người dân giữ các thiết bị của mình trực tuyến 24/24, miễn là nơi đó có sóng viễn thông.

Các tính năng của ứng dụng Mobile Banking được các ngân hàng phát triển dựa trên nhu cầu của người Việt, từ nhu cầu cơ bản như chuyển tiền, nạp tiền điện thoại trả trước, tra cứu lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, … đến các nhu cầu đặc biệt hơn như gửi tiết kiệm trực tuyến, thanh toán hóa đơn. Ngoài ra, khách hàng được miễn phí

hoàn toàn khi chuyển khoản trong cùng hệ thống và mức phí cho các giao dịch chuyển khoản khác đang khá ưu đãi, tối thiểu chỉ dao động quanh mức từ 3000 - 5000 đồng/giao dịch. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, Mobile Banking được đánh giá là giúp người tiêu dùng tiết kiệm được một quỹ thời gian đáng kể khi mọi giao dịch thông qua các ứng dụng mới đều được hoàn thành chỉ trong khoảng 01 phút.

Theo Smartlink, tốc độ tăng trung bình lượng khách hàng giao dịch qua Mobile Banking hàng năm là khoảng 20 - 30% bởi các tiện ích mới đơn giản và thuận tiện đã thu hút nhiều khách hàng giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh đà lạt (Trang 54 - 56)