Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng Internet, điện thoại di động ngày càng gia tăng. Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường eMarketer (Mỹ) [29], tính đến tháng 12/2013, Việt Nam có khoảng 5,3 triệu thuê bao internet, đạt tỷ lệ thâm nhập là 35,6% và 121,7 triệu thuê bao di động, trong đó 30% là Smartphone.
Theo nhiều chuyên gia ngân hàng, các con số đáng chú ý này không chỉ là tín hiệu đáng mừng cho nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao mà còn là cơ hội lớn cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử - vốn đang là một trong những mảng kinh doanh mũi nhọn của các ngân hàng hiện nay.
Xu hướng sử dụng các dịch vụ điện tử của ngân hàng qua mạng internet hay điện thoại di động ngày càng phổ biến nêu trên là những cơ hội lớn cho các Ngân hàng thương mại khi phát triển dịch vụ Mobile Banking.
3.1.2. Chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã xác định vai trò mang tính đột phá của công nghệ trong chiến lược phát triển ngân hàng. Thập kỷ sắp tới đóng vai trò hết sức quan trọng, do đây là giai đoạn mà Việt Nam cần tạo dựng cho mình những tiền đề cần thiết để trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy, công nghệ nói chung và công nghệ ngành Ngân hàng nói riêng sẽ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của Ngành.
Đối với khu vực các TCTD nói chung, các ngân hàng thương mại nói riêng trong đó có Vietcombank trong 10 năm tới, mục tiêu ngân hàng nhà nước Việt Nam đặt ra là phát triển khu vực tài chính đồng bộ bao gồm các ngân hàng, các tổ chức
tài chính phi ngân hàng, các tập đoàn tài chính có năng lực tài chính mạnh, có trình độ quản lý và trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng thực hiện các giao dịch tài chính thông suốt, an toàn, hiệu quả, ổn định. Khu vực tài chính này có khả năng: (i) động viên tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, thu hút các nguồn vốn nước ngoài với điều kiện thuận lợi và sử dụng được các nguồn vốn huy động được có hiệu quả; (ii) Cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho nền kinh tế; (iii) Tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình phân công lao động quốc tế trong lĩnh vực tài chính với khả năng cạnh tranh ngày càng cao, tạo thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế; (iv) Có khả năng trụ vững trước những cú sốc kinh tế, tài chính trong và ngoài nước; hướng tới trở thành một trung tâm tài chính của khu vực.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam xác định ngoài những yếu tố nội sinh, đảm bảo năng lực tài chính, năng lực cán bộ để không trở thành lực cản khi muốn hiện đại hoá các hoạt động của mình đựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, thì cần thiết phải tạo dựng một môi trường pháp lý đầy đủ cho sự phát triển công nghệ một cách an toàn, hiệu quả, chẳng hạn cần phải thiết lập để bảo đảm giải quyết được những vấn đề dưới đây:
- Thứ nhất, các TCTD cần phải bảo vệ khách hàng một cách hữu hiệu cần phải có những biện pháp bảo vệ khách hàng hiệu quả khi áp dụng công nghệ mới, bất kể là sản phẩm được cung ứng cho khách hàng dưới hình thức nào. Các quốc gia hiện nay trên thế giới, đều đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ khách hàng trước những giao dịch được tiến hành bằng một sản phẩm công nghệ hiện đại hoặc truyền thống.
- Thứ hai, hoàn thiện cơ sở pháp lý để bao hàm đầy đủ các dịch vụ công nghệ mới và các nhà cung ứng dịch vụ mới. Với sự ra đời của những công nghệ mới hiện đại trong hoạt động thanh toán ngân hàng, thì không chỉ các dịch vụ tài chính truyền thống được hiện đại hoá, mà còn có các loại hình dịch vụ mới hoặc các nhà cung ứng dịch vụ mới xuất hiện như các hình thức giao dịch thanh toán trực tuyến, các
nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ như tổng hợp tài khoản, cung cấp cổng truy cập, cung cấp giải pháp hỗ trợ..
- Thứ ba, chú trọng phát triển cơ chế chính sách đối với các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới và các hệ thống thanh toán, củng cố vai trò vận hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng và vai trò tổ chức quyết toán của NHNN; đồng thời tập trung xây dựng cơ chế và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để cho phép thành lập các tổ chức xử lý bù trừ tập trung các giao dịch thanh toán trên nguyên tắc cạnh tranh, tạo cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán.
- Thứ tư, tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến, phục vụ đắc lực cho việc đổi mới và nâng cấp các quy trình nghiệp vụ NHTƯ; Hoàn thiện vai trò giám sát các hệ thống thanh toán của NHNN.
- Thứ năm, tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước đưa trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng Việt Nam đạt hiệu quả cao, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về công nghệ ngân hàng.
3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH ĐÀ LẠT.
Từ những yếu tố thuận lợi về mặt công nghệ cũng như hướng mở môi trường con đường phát triển dịch vụ điện tử nói chung, Mobile banking nói riêng đã tạo ra một cơ hội lớn cho các Ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank nói riêng. Vietcombank và chi nhánh Đà Lạt cần có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế đã trình bày ở chương 2 để phát triển dịch vụ Mobile Banking.