Là đơn vị trực thuộc Bộ Công thương, các công tác quản lý nhân lực tại Tổng cục Quản lý thị trường cần phù hợp và bám sát với công tác quản lý nhân lực của Bộ Cơng thương, trong đó có việc lập kế hoạch nhân lực.
Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của ngành, trên tinh thần thực hiện những quy định của Luật, các văn bản dưới luật, và theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Tổng cục Quản lý thị trường dự kiến số lượng nhân lực thuộc hệ thống quản lý thị trường nói chung và các tổ chức cấp trung ương nói riêng và có văn bản (qua Bộ Công Thương gửi Bộ Nội vụ - cơ quan chức năng giúp Chính phủ quản lý cân đối, phân bổ biên chế cho các ngành) để xem xét và đề nghị Chính phủ giao biên chế cho ngành Quản lý thị trường. Trên cơ sở biên chế được giao, Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành điều chỉnh, bổ sung biên chế cho từng đơn vị ở Tổng cục và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố, các Chi cục Quản lý thị trường quận, huyện.
Do đặc thù mới thành lập trên cơ sở của Cục Quản lý thị trường cũ nên việc xác định số lượng nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường chủ yếu dựa
vào Đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương, kết hợp với hướng dẫn của cơ quan chức năng và tham khảo ý kiến của các đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục Quản lý thị trường để phân bổ.
Hàng năm, định mức biên chế là do cơ quan chức năng của nhà nước giúp Chính phủ giao cho các ngành, trong đó có ngành Quản lý thị trường để bảo đảm quản lý tập trung của Nhà nước. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ vẫn phải căn cứ vào yêu cầu và đề nghị của Tổng cục Quản lý thị trường có xem xét điều chỉnh trên góc độ cân đối chung.
Bảng 3.3: Nhân lực của của Tổng cục Quản lý thị trường cấp trung ương giai đoạn 2018 - 2020
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Số biên chế được giao 180 180 180
Số cơng chức có mặt 153 150 154
Công chức nghỉ hưu 3 2 0
Công chức tuyển mới 0 6 0
Biên chế còn tuyển 27 30 26
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Quản lý thị trường)
Do tính chất mới tái cơ cấu lại, các cơng việc và các vị trí việc làm cịn chưa rõ ràng, cụ thể nên Tổng cục Quản lý thị trường vẫn chưa hồn thiện bản mơ tả công việc. Tổng cục Quản lý thị trường đang đặt mục tiêu hồn thiện bản mơ tả cơng việc cho từng vị trí việc làm cụ thể trong năm nay để bắt đầu
đưa vào áp dụng trong năm tới. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, mục tiêu này chưa chắc có thể đạt được theo đúng tiến độ đã đề ra.
Theo Đề án thành lập của Tổng cục, về cơ bản số lượng vị trí việc làm đã được xác định một cách rất cụ thể, chi tiết như sau:
Bảng 3.4: Số lượng vị trí việc làm của các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương theo Đề án thành lập Tổng cục Quản lý thị trường
ST
T Đơn vị
Tổng số
Số lượng chi tiết
Vị trí lãnh đạo, quản lý Vị trí gắn với cơng việc chun mơn, nghiệp vụ Vị trí gắn với cơng việc hỗ trợ, phục vụ 1 Ban lãnh đạo Tổng cục 05 05 2 Văn phịng Tổng cục 40 12 25 03 3 Vụ Tổ chức Cán bộ 30 04 26
4 Vụ Thanh tra – Kiểm tra 25 04 21
5 Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính 20 03 12 05
6 Vụ Chính sách – Pháp chế 20 03 17
7 Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường 40 12 28
Tổng cộng 180 43 129 08
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Quản lý thị trường)
Do chưa hoàn thiện bản mơ tả cơng việc nên chưa có u cầu cụ thể về chun mơn, trình độ cũng như nội dung cơng việc của từng vị trí việc làm. Chính vì vậy, các cơng tác nhân lực liên quan như tuyển dụng, bố trí và sử dụng, đào tạo,... phần lớn căn cứ trên hệ thống luật và các văn bản hướng dẫn
danh nghề nghiệp, biên chế công chức và số lượng người làm việc do Bộ Cơng thương ban hành.Ví dụ, các chức danh lãnh đạo, quản lý sẽ căn cứ trên Quyết định số 4268/QĐ-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương và Quyết định 03/QĐ-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương (chi tiết trong Phụ lục 1).
Thực tế triển khai hiện nay, đối với mỗi nội dung công việc, cán bộ phụ trách thường phải căn cứ vào hệ thống luật, hệ thống các văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện trong và ngồi ngành cùng với sự hướng dẫn của lãnh đạo hoặc cán bộ có kinh nghiệm để thực hiện cơng việc của mình. Bên cạnh đó, cơng tác phân tích cơng việc chưa được quan tâm khiến cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới được tuyển dụng khơng có được cái nhìn bao qt về nội dung cơng việc của mình, khơng nắm được chi tiết cơng việc mình phải làm, và ảnh hưởng của mình tới cơng việc của người khác như thế nào vì luật và các văn bản hướng dẫn chỉ hướng dẫn chung, việc áp dụng nó vào cơng tác cụ thể của Tổng cục ln có một khoảng cách nhất định.