Quản lý thị trường
Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với lực lượng Quản lý thị trường khi vừa tập trung phòng, chống dịch, vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên mơn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song cơng tác quản lý thị trường đã có nhiều đột phá sau khi tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo hệ thống ngành dọc, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm soát thị trường, phát hiện triệt phá nhiều vụ vi phạm lớn và đã đánh trúng, đánh đúng đường dây ổ nhóm, đối tượng cầm đầu.
Ngay từ những tháng đầu năm, 100% quân số tập trung vào việc phòng, chống dịch Covid-19, tăng cường quản lý địa bàn, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra việc niêm yết giá, ngăn chặn đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đặc biệt, trong các đợt phòng chống dịch Covid-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Cơng thương, Tổng cục Quản lý thị trường cũng nhanh chóng vào cuộc, yêu cầu các Cục địa phương chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động sản xuất, vận chuyển, bn bán các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, thiết bị y tế... Mặc dù gặp nhiều khó khăn do phải dàn mỏng nhân sự để thực hiện nhiều nhiệm vụ nhưng việc tổ chức lại cơ cấu theo ngành dọc đã góp phần khơng nhỏ nâng cao sự phối kết hợp giữa các đơn vị quản lý thị trường các địa phương cũng như các đơn vị ở địa phương với Tổng cục cấp trung ương. Đây là một điều kiện rất thuận lợi không chỉ
trong công tác chuyên môn mà còn đối với hoạt động quản lý nhân lực, đặc biệt trong công tác sử dụng nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường.
Hiện nay, hoạt động thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, các đối tượng tham gia hoạt động thương mại điện tử nở rộ với nhiều thành phần nhưng các đối tượng chỉ giao dịch nhỏ lẻ, thậm chí chỉ thực hiện rao bán, quảng cáo mà khơng có lượng hàng hố thực tế tại địa điểm kinh doanh, giới thiếu sản phẩm. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng vẫn chấp nhận tiêu thụ hàng lậu, hàng giả nhãn hiệu với giá rẻ, mua hàng hố, dịch vụ khơng có hố đơn. Do đó, cơng tác quản lý, xử lý các vi phạm gặp rất nhiều khó khăn.
Việc buôn bán online ngày càng trở nên phổ biến, một số thủ đoạn mới đang xuất hiện trên nền tảng thương mại điện tử tập trung vào nhóm hàng hố có giá trị cao, những mặt hàng do nước ngoài sản xuất. Các thủ đoạn được các đối tượng sử dụng như: lập nhiều tài khoản facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chun nghiệp và khơng có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng); một số người nổi tiếng thường xuyên chia sẻ, livestream và đăng các bài quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Đối với công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, năm 2020 cũng là năm đầu tiên, Tổng cục Quản lý thị trường thay đổi cách thức kiểm tra về hàng giả theo hướng cụ thể. Thay vì dàn trải như những năm trước, Tổng cục xây dựng kế hoạch tấn công vào những tụ điểm cụ thể, rõ ràng. Việc vận chuyển hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu xuất xứ từ bên kia biên giới vào sâu trong nội địa tiêu thụ diễn ra rất nhiều, đặc biệt là ở tỉnh Lạng Sơn do tỉnh có trên 231km đường biên giới với Trung Quốc, trên đó có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 9 cửa khẩu phụ và hàng trăm đường mòn lối tắt.
Trong bối cảnh những đối tượng sản xuất, vận chuyển hàng giả, hàng gian lận thương mại sử dụng thủ đoạn ngày càng tinh vi, tình hình kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại không chỉ bùng phát trên kênh thương mại điện tử mà cịn ở lĩnh vực bưu chính, vận tải hàng khơng, tồn lực lượng Quản lý thị trường cần trân trọng những gì đã làm được và cố gắng hơn trong các hoạt động năm 2021. Cũng chính vì vậy, Tổng cục càng phải chú trọng hơn nữa để hồn thiện cơng tác quản lý nhân lực, nhất là trong việc hoàn thiện hoạch định nhân lực, xác định vị trí việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Trong năm 2020, Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh nâng cấp, hoàn thiện, đưa vào áp dụng thêm nhiều phần mềm quản lý mới, như: Phần mềm quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng; Phần mềm thật – giả; Phần mềm quản lý, tra cứu chứng từ điện tử... Dự kiến trong giai đoạn tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ, tra cứu chứng từ điện tử, quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng... Điều này đã tạo sự đột phá trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Tổng cục; giúp lực lượng tổ chức thực hiện một cách tập trung, thống nhất, nhanh chóng, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, ứng phó kịp thời với các diễn biến bất thường, có tác động tiêu cực trên thị trường cả nước. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi nhân lực ngành Quản lý thị trường phải không ngừng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ tin học và trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng việc của mình.
Dự báo hoạt động bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và tình hình dịch bệnh, thiên tai trong năm tới sẽ còn diễn biến phức tạp, do vậy, năm 2021, lực lượng Quản lý thị trường tập trung triển khai 02 nhiệm vụ chính, đó
là tiếp tục kiểm tra, kiểm soát trên thương mại điện tử và triển khai đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.