Định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực ở Tổng cục Quản lý thị trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 93 - 95)

đặt bản thân mình trong bối cảnh mới của thị trường. Bởi vậy, khơng chỉ gói mình trong nhiệm vụ quản lý thị trường trong nước, đảm bảo ổn định vĩ mơ, lành mạnh thị trường, bảo vệ doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà cịn có nhiệm vụ mới liên quan đến hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế như chống gian lận xuất xứ, gian lận thương mại, hợp lực cùng các lực lượng chức năng chống buôn lậu qua biên giới.

Trong bối cảnh đó, Tổng cục Quản lý thị trường cần khơng ngừng đổi mới, cải thiện lại cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy nhân sự theo hướng “Chính quy – Chuyên nghiệp – Hiện đại” theo đúng “Chiến lược phát triển lực lượng Quản lý thị trường giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030” để ngày càng hồn thiện và phát triển, bắt kịp xu hướng chung của Việt Nam và thế giới.

4.2. Định hướng hồn thiện cơng tác quản lý nhân lực ở Tổng cục Quảnlý thị trường lý thị trường

Quản lý nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường cần phải phù hợp với quy định chung của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm hoạt động của ngành quản lý thị trường. Vì vậy, quản lý nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường tại cấp trung ương cũng cần có định hướng hồn thiện phù hợp với xu thế phát triển, cụ thể như sau:

- Về kế hoạch nhân lực: Cần hoạch định nhân lực phù hợp với nhiệm vụ được giao và chiến lược, mục tiêu phát triển của Tổng cục. Hồn thiện bản mơ tả cơng việc và khung năng lực cho từng vị trí việc làm.

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch nhân lực: Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy định. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cụ thể, rõ

ràng trước khi tuyển dụng, đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng việc, phù hợp với trình độ chun mơn và đáp ứng được nhu cầu của Tổng cục. Bố trí đúng người, đúng việc, căn cứ đúng theo Đề án vị trí việc làm. Xây dựng chính sách thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, tiếp tục tham gia các khoá đào tạo sau đại học. Đặc biệt chú trọng đào tạo trình độ ngoại ngữ, trình độ cơng nghệ thơng tin của người lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể hơn nhằm đánh giá đúng về chất lượng, hiệu quả làm việc của người lao động.

- Công tác kiểm tra giám sát hoạt động quản lý: Công tác kiểm tra giám sát được thực hiện thường xuyên, trung thực. Chỉ ra được những thiếu sót, nhược điểm của từng bước trong cơng tác quản lý nhân lực hiện tại, từ đó có những giải pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo công tác nhân lực được quản lý rõ ràng, hiệu quả.

Bên cạnh đó, Tổng cục cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các cấp vững vàng về phẩm chất chính trị, có năng lực về quản lý, đáp ứng sự nghiệp phát triển của Tổng cục cũng như của Bộ Công thương. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cũng cần quan tâm bồi dưỡng, vun đắp và trẻ hóa để có một đội ngũ cán bộ thành thạo cơng việc, có tính kỷ luật cao, vững mạnh về tư tưởng, ln trung thành gắn bó và phấn đấu vì sự phát triển của Tổng cục.

Đặc biệt, Tổng cục cần tập trung kiện toàn tổ chức, bộ máy và cán bộ khơng chỉ trên trung ương mà cịn ở các Cục, Chi cục tại địa phương; rà sốt, hồn thiện Quy chế làm việc ở từng đơn vị cụ thể để phát huy tính dân chủ, cải tiến lề lối làm việc có nề nếp, khoa học, kỷ cương; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, có năng lực làm việc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w