Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực theo yêu cầu của vị trí việc làm

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 98 - 100)

động u thích cơng việc, cơ quan và phát huy hết năng lực của bản thân. Đây cũng là yếu tố quan trọng để có thể giữ chân và thu hút nhân tài. Để xây dựng được môi trường làm việc tốt, người lãnh đạo phải là đầu tàu, luôn gương mẫu, hăng say trong cơng việc, cơng bằng, khách quan trong nhìn nhận, đánh giá công việc và tôn trọng cấp dưới.

4.3.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực theo yêu cầu của vị trí việclàm làm

Để phù hợp với những sự thay đổi không ngừng của xã hội và thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong thời gian tới trên một số nội dung sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ: Tổng cục cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức mới cho cán bộ quản lý thị trường. Bởi vì đặc thù ngành quản lý thị trường địi hỏi cán bộ khơng chỉ có lý thuyết mà cịn cần nắm vững tình hình thực tế. Do đó, việc đào tạo kiến thức thực tế cho cán bộ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với những cán bộ trẻ.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ: Tổng cục Quản lý thị trường hiện nay không chỉ giải quyết các vấn đề trong nước mà cịn phối kết hợp với các tổ chức nước ngồi để giải quyết các vụ án xuyên biên giới, xuyên quốc gia. Vì vậy, ngoại ngữ là một u cầu khơng thể thiếu đối với các cán bộ làm công tác quản lý thị trường. Do đó, Tổng cục cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ thường xuyên và cho từng đối tượng riêng với các nội dung đào tạo riêng để đảm bảo đáp ứng u cầu cơng việc và vị trí việc làm.

- Đào tạo, bồi dưỡng tin học: Với việc phối kết hợp để đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động quản lý thị trường như hiện nay, yêu cầu về tin học đối với các cán bộ của Tổng cục Quản lý thị trường ngày càng cao. Do vậy, việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng là tin học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp này cần theo chuyên đề và nhu cầu thực tế của cơng việc cũng như trình độ của đối tượng học để đảm bảo hiệu quả đào tạo cao nhất.

Đầu năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã ký thoả thuận hợp tác đào tạo đại học về ngành Quản lý thị trường với trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Đây là bước ngoặt lịch sử đánh dấu mốc quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục khi lần đầu tiên có một đơn vị đào tạo chính quy bậc đại học chuyên ngành Quản lý thị trường. Trong thời gian tới, Tổng cục cần tiếp tục phối hợp với nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng một lực lượng quản lý thị trường nịng cốt chính quy, chuyên nghiệp, tinh nhuệ trong tương lai.

Bên cạnh đó, một số giải pháp cụ thể mà Tổng cục cần triển khai nội bộ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan: Đây là bước cơ bản, quan trọng để xác định xem cần đào tạo, bồi dưỡng cái gì, loại năng lực nào cần và loại nào khơng cần đào tạo bồi dưỡng. Cần xác định nhu cầu, mục tiêu chung của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời tìm hiểu sự thay đổi của cơ chế chính sách và các yêu cầu cải cách hành chính, từ đó đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể của đơn vị. Ngồi ra, cần rà sốt nhu cầu đào tạo của đơn vị với vị trí cơng việc hiện có trên cơ sở của bản mơ tả vị trí công việc và khung năng lực để lựa chọn được đối tượng đào tạo cho phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo: Trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, kế hoạch đào tạo cần được xây dựng cụ thể, chi tiết bao gồm mục tiêu đào tạo, danh sách người lao động cần đào tạo, loại hình đào tạo, dự tốn kinh phí đào tạo,… nhằm hạn chế tối đa sự lãng phí về tiền bạc và thời gian, đạt được hiệu quả đào tạo cao nhất có thể trong điều kiện nguồn kinh phí dành cho đào tạo cịn rất hạn chế.

- Áp dụng các phương thức đào tạo phù hợp: trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã xây dựng, Tổng cục cần tổ chức các lớp đào tạo, th khốn chun mơn, cử cán bộ đi học và/hoặc tổ chức đi thực tế cho phù hợp với từng đối tượng và từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, tin học, yêu cầu về ngạch bậc là tiêu chuẩn đầu ra của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng này.

- Đưa ra các chính sách khuyến khích người lao động tiếp tục học nâng cao, đặc biệt là các cán bộ trẻ tham gia các lớp đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý thị trường. Tổng cục cần đưa ra cơ chế rõ ràng, có sự hỗ trợ khơng chỉ về tinh thần mà cịn cả về kinh phí và thời gian cho người đi học.

- Đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ: Cần đánh giá dựa trên các tiêu chí: kết quả học tập, khả năng ứng dụng trong cơng việc, hiệu quả sử dụng kinh phí,… Kết quả đánh giá là kinh nghiệm quan trọng cho việc thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trong các năm sau.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w