Ngày 03/07/1957, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 290-TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và các Ban Quản lý thị trường các thành phố, tỉnh, khu tự trị. Đây là mốc son đánh dấu sự hình thành và phát triển của lực lượng Quản lý thị trường.
Năm 1982, theo Nghị quyết 188/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 190/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ban chỉ đạo Quản lý thị trường trung ương được thành lập trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng để chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các cấp tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường. Ban chỉ đạo Quản lý thị trường các tỉnh trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, trốn lậu thuế, kịnh doanh trái phép.
Tiếp đó, theo Nghị quyết 249/HĐBT ngày 2/10/1985 của Hội đồng bộ trưởng đã hình thành lực lượng chun trách kiểm tra kiểm sốt thị trường tức là các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Ban chỉ đạo Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, đặc khu và cấp huyện, quận, thị xã. Hệ thống tổ chức quản lý thị trường đã hình thành lực lượng chuyên trách kiểm tra kiểm soát thị trường trên phạm vi cả nước với nhiệm vụ chủ yếu là chống buông lỏng thị trường tự do, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý vật tư hàng hoá của nhà nước; đồng thời thiết lập trật tự trên thị trường, tập trung truy quét các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép theo
chỉ đạo của Ban Quản lý thị trường trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Đến năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/CP quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, hệ thống tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường trong đó xác định: Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức thống nhất từ trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; có chức năng kiểm tra kiểm sốt thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Từ thời điểm này, cơ cấu của lực lượng quản lý thị trường gồm Cục Quản lý thị trường (thuộc Bộ Công Thương), Chi cục Quản lý thị trường (trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch nay là Sở Công Thương) và Đội Quản lý thị trường (thuộc Chi cục Quản lý thị trường)
Trong hơn 60 năm hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, của Bộ Công thương, các Bộ tiền nhiệm của Bộ Cơng thương và cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với các ngành, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm sốt chống bn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về an tồn thực phẩm, chống các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm về an toàn thực phẩm, chống các hành vi gian lận thương mại.
Do các thành tích xuất sắc, lực lượng Quản lý thị trường đã được Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, Huân chương lao động, Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương, Cờ thi đua và Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 10/08/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương, trên cơ sở nâng cấp Cục Quản lý thị trường ở các địa phương.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, 2019 là năm đầu tiên lực lượng quản lý thị trường hoạt động theo mơ hình tổ chức mới – mơ hình Tổng cục xuyên suốt từ trung ương tới địa phương (mơ hình ngành dọc). Ngay từ đầu những ngày đầu thành lập đến nay, bộ máy tổ chức của Tổng cục đã cơ bản được kiện toàn, việc thay đổi mơ hình tổ chức của lực lượng là hợp lý và bước đầu xây dựng được nền móng để phát triển.
Tính đến hết năm 2020, mơ hình tổ chức lực lượng quản lý thị trường theo ngành dọc đã thể hiện rõ ưu điểm, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt trong điều hành, quản lý, nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, phối hợp giữa các đơn vị trong đấu tranh phịng, chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Sự chỉ đạo xuyên suốt từ Bộ, Tổng cục xuống các Cục, Đội quản lý thị trường làm nên thành công của những vụ đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm lớn hoặc địa bàn đặc biệt mà trước đây chưa bao giờ đụng vào được.
Trước những yêu cầu mới của xã hội, lực lượng quản lý thị trường nói chung và Tổng cục Quản lý thị trường nói riêng ln đặt bản thân trong bối cảnh mới của thị trường, khơng chỉ gói mình trong nhiệm vụ quản lý thị trường trong nước, đảm bảo ổn định vĩ mô, lành mạnh thị trường, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng, cịn có nhiệm vụ mới liên quan đến hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế như chống gian lận xuất xứ, gian lận thương mại, hợp lực cùng các lực lượng chức năng chống bn lậu qua biên giới.Có thể thấy, dù chỉ mới được thành lập nhưng với lịch sử hình thành lâu dài và các đóng góp khơng nhỏ của mình, Tổng cục Quản lý thị trường có một vai trị quan trọng, góp phần không nhỏ vào đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế đất nước.