Chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 101 - 105)

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch nhân lực là một hoạt động rất quan trọng, đảm bảo cho công tác quản lý nhân lực của đơn vị được thông suốt, hiệu quả. Do vậy, Tổng cục Quản lý thị trường cần xác định lại tầm quan trọng của hoạt động này và đưa thành một trong các nhiệm vụ đánh giá trọng tâm.

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch nhân lực của Bộ Công thương, Tổng cục cần xây dựng kế hoạch kiểm tra trung hạn

và hàng năm của mình, bảo đảm trong trung hạn, tất cả các đơn vị trực thuộc đều được thực hiện kiểm tra, bảo đảm bao quát về nội dung và đối tượng kiểm tra, thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra hàng năm.

Thực tế cho thấy, dù hoạt động này vẫn được tiến hành thường xuyên nhưng chưa thật sự hiệu quả, chưa có các tiêu chí đầy đủ, rõ ràng. Trong thời gian tới, Tổng cục cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể và đưa vào hoạt động kiểm tra, giám sát một cách thường xun để có thể đánh giá một cách tồn diện công tác quản lý nhân lực của đơn vị nhằm tìm ra những thiếu sót, hạn chế và kịp thời khắc phục. Ngoài ra, với thế mạnh là đơn vị đi đầu về công nghệ thông tin, Tổng cục nên cân nhắc xây dựng và đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra giám sát nói riêng và các hoạt động quản lý nhân lực nói chung để theo kịp xu hướng chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, trong các cuộc họp tổng kết định kỳ hàng quý, hàng năm thì bên cạnh báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, báo cáo tài chính,... cũng cần đưa thêm báo cáo về cơng tác nhân lực bởi vì đây cũng là một mặt rất quan trọng trong hoạt động của Tổng cục nói riêng và của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung.

KẾT LUẬN

Quản lý nhân lực tại cơ quan quản lý nhà nước có vai trị hết sức quan trọng trong thành công và phát triển của đơn vị. Công tác quản lý nhân lực trong cơ quan nếu được chú trọng đầu tư và thực hiện tốt sẽ thúc đẩy phát triển nâng cao trình độ, nâng cao kết quả trong cơng tác, góp phần nâng cao năng lực mỗi cá nhân để phát huy hết tiềm năng, sức sáng tạo cống hiến cho cơ quan đơn vị. Chính vì vậy, quản lý nhân lực hiệu quả ln là mối quan tâm và là mục tiêu phấn đấu của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và của Tổng cục Quản lý thị trường nói riêng.

Trong thời gian qua, cơng tác quản lý nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường cấp trung ương đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần xây dựng đội ngũ nhân lực vững mạnh để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tổng cục về cơ bản đã kiện toàn xong bộ máy nhân sự trên cơ sở Đề án thành lập đã được phê duyệt vào năm 2018. Quy trình tuyển dụng nhân lực ngày càng được hồn thiện và nâng cao. Cơng tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ được triển khai kịp thời, đúng quy trình, theo quy định của Nhà nước, tạo được tính cơng khai, minh bạch. Hướng quản lý nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường mang tính ổn định lâu dài nên cán bộ có điều kiện nâng cao trình độ, tập trung đi sâu vào chun mơn được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực luôn được Tổng cục chú trọng. Người lao động luôn được tạo điều kiện tham gia các khố đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, cập nhật kiến thức thực tiễn, đặc biệt là các khoá đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác đánh giá nhân lực ln được thực hiện thường xun, khách quan, bình đẳng. Cơng tác lương và đãi ngộ luôn được quan tâm và thực hiện kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhân lực được triển khai

thường xuyên để đảm bảo công tác quản lý nhân lực được vận hành trơn tru, đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhân lực tại Tổng cục Quản lý thị trường cấp trung ương vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục. Về kế hoạch nhân lực, bản mô tả công việc và khung năng lực chi tiết của từng vị trí việc làm cịn chưa được hồn thiện. Cơng tác tuyển dụng nhân lực còn chưa kịp thời, chậm so với kế hoạch; nguồn tuyển dụng hạn chế; số lượng tuyển dụng chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của Tổng cục. Trong công tác sử dụng nhân lực, chính sách thu hút và giữ chân nhân tài chưa thực sự được quan tâm; sử dụng, phân công công tác người lao động đơi lúc cịn chưa khoa học, hợp lý; việc quản lý thời gian và chất lượng kết quả công việc của người lao động chưa chặt chẽ, minh bạch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực gặp nhiều khó khăn vì nguồn kinh phí hạn chế, đặc biệt vì phải tốn thêm chi phí để đào tạo nghiệp vụ quản lý thị trường cho lao động mới tuyển do phần lớn là trái ngành. Bên cạnh đó, Tổng cục cũng chưa có cơ chế động viên, khuyến khích người lao động, nhất là cán bộ đi học sau đại học chuyên ngành quản lý thị trường. Các tiêu chí đánh giá nhân lực còn chung chung, chưa gắn nhiều với hiệu quả vị trí cơng việc được giao, chưa sát với thực tiễn, nên chưa phản ánh đúng mức kết quả công tác của người lao động. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhân lực chưa nhận được sự quan tâm của Tổng cục Quản lý thị trường, do vậy, chưa được thực hiện một cách hiệu quả.

Do vậy, để hồn thiện cơng tác quản lý nhân lực trong thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường cần thực hiện phối hợp và đồng bộ một số giải pháp như: Hoàn thiện kế hoạch về nhân lực; Tuyển dụng nhân lực gắn với vị trí việc làm; Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực theo yêu cầu của vị trí việc làm; Hồn thiện cơng tác đánh giá nhân lực; và Chú trọng kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhân lực.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w