Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 42 - 48)

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê luôn ý thức được rằng điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất cho sự tồn tại, phát triển của Tổng cục Thống kê là nhân lực thống kê. Do vậy, ngay từ những năm mới thành lập và đặc biệt trong những năm qua, lãnh đạo Tổng cục Thống kê rất quan tâm đến vấn đề phát triển nhân lực và quản lý nhân lực thống kê. Nhờ vậy, nhân lực Thống kê luôn ổn định và phát triển đảm bảo được nhiệm vụ chính trị đặt ra ở mỗi thời kỳ.

Trên cơ sở những văn bản pháp lý của Nhà nước xuất phát từ yêu cầu và điều kiện thực tế về nhân lực Thống kê ở mỗi thời kỳ, Tổng cục Thống kê xây dựng những văn bản hướng dẫn, có những quy chế cụ thể để xác định nhu cầu nhân lực Thống kê, tiến hành thi tuyển chọn nhân lực; bồi dưỡng nâng cao trình độ, đảm bảo kịp thời chế độ nâng lương, thi nâng ngạch cho cán bộ, sử dụng tạo nguồn về nhân lực; thực hiện tổ chức quy hoạch cán bộ thường xuyên đúng quy trình, cân nhắc đề bạt kịp thời cán bộ lãnh đạo các cấp, vừa đáp ứng yêu cầu công việc, vừa đảm bảo quyền lợi cho công chức, viên chức ở phạm vi tồn ngành Thống kê nói chung và các đơn vị hành chính thuộc Tổng cục Thống kê nói riêng. Nhờ vậy, hàng năm đã đảm bảo đủ số lượng nhân lực, có đủ điều kiện về chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển và phục vụ của ngành.

Công tác thi tuyển và tuyển dụng của Tổng cục Thống kê ngày càng được hoàn thiện và nâng cao nên đội ngũ cán bộ, công chức của ngành ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Công tác tuyển dụng được tiến hành tương đối quy củ, nghiêm ngặt. Quy chế thi cử được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút được sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau. Tiêu chuẩn dự thi được quy định cụ thể và phù hợp với yêu cầu thực tế về nhân lực của các đơn vị trong Tổng cục.

Tổng cục Thống kê phân bổ số nhân lực Thống kê về các đơn vị, sau đó các đơn vị phân cơng cho từng cá nhân phụ trách phù hợp với nội dung công việc và khả năng của từng người. Phần lớn những người được phân công công việc làm việc lâu dài (trừ một số ít có thể ln chuyển đi làm việc khác của ngành khi có nhu cầu đề bạt hoặc có nhu cầu khác) nên cán bộ có điều kiện nâng cao trình độ, tập trung đi sâu vào cơng việc chun môn.

Trong những năm qua, Tổng cục Thống kê luôn bám sát các quy định của Đảng và Nhà nước để thực hiện các công tác điều động, luân chuyển nhân lực giữa các đơn vị tại cơ quan Tổng cục, giữa các Cục thống kê với Tổng cục, tạo điều kiện để cán bộ, cơng chức tích luỹ thêm kinh nghiệm, có điều kiện nâng cao trình độ và khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu nhân lực.

Tổng cục Thống kê rất quan tâm và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức học tập nâng cao nghiệp vụ chun mơn, trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, tin học và kiến thức về quản lý Nhà nước. Tổng cục thường xuyên chú ý cải tiến, đổi mới về nội dung và đa dạng hố hình thức, phương thức đào tạo; kết hợp đào tạo theo diện rộng với đào tạo chuyên sâu, kết hợp giữa đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngồi. Thơng qua các cuộc điều tra, dự án do nước ngoài và tổ chức quốc tế đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tổng cục tham gia, đặc biệt là các cán bộ trẻ.

Hàng năm, theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên, các đơn vị trong Tổng cục Thống kê đều tiến hành đánh giá tồn diện từng cá nhân, trong đó kết quả đánh giá đã thể hiện được kết quả công việc của từng người (Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống kê).

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Tổng cục Hải quan

Trong những năm qua, lãnh đạo Tổng cục Hải quan rất quan tâm tới công tác quản lý nhân lực. Hệ thống tổ chức bộ máy được kiện toàn, sắp xếp lại nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình cải cách hành chính, chương trình cải cách, hiện đại hố hải quan, phù hợp với quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, quy mơ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hải quan các cấp tương đối phù hợp với biên chế và đặc thù của từng địa bàn quản lý của các Cục Hải quan, Chi cục Hải quan.

Tổng cục Hải quan đã thực hiện sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định về nguồn nhân lực như tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đánh giá, đào tạo,... đúng quy định và theo yêu cầu nhiệm vụ mới, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ phù hợp với u cầu cơng tác.

Tình trạng bổ nhiệm cơng chức lãnh đạo các cấp phải nợ bằng và chứng chỉ khơng cịn nhiều. Cơng chức tham gia thi các chương trình nâng ngạch từ kiểm tra viên hải quan lên kiểm tra viên chính đang được triển khai theo yêu cầu kế hoạch của Bộ Nội vụ và Đề án của Bộ Tài chính hàng năm, về chất lượng cũng được nâng cao.

Về công tác đào tạo, đội ngũ công chức viên chức Hải quan được đào tạo cơ bản, công chức khi vào ngành được đào tạo nghiệp vụ Hải quan tổng hợp. Sau đó, khi cơng tác ở lĩnh vực nào thì hàng năm được đào tạo chuyên đề, chuyên sâu về lĩnh vực đó. Trong từng lĩnh vực nghiệp vụ đã từng bước hình thành được bộ phận cơng chức có trình độ chun sâu. Trình độ, kỹ năng

cơng chức theo từng lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu cơng việc.

Hầu hết cơng chức đều được tiếp cận với hình thức quản lý hải quan hiện đại, được trang bị những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng được đổi mới cả về hình thức và nội dung đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trước đây, việc đào tạo chú trọng vào lý thuyết, giảng chay, nay nội dung đã đi sâu vào đào tạo kỹ năng, bài tập thực hành, tình huống thực tế một cách bài bản. Do đó, kiến thức và kỹ năng của công chức viên chức về các lĩnh vực nghiệp vụ của ngành được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu công việc của từng đơn vị.

Đội ngũ cán bộ hải quan được bồi dưỡng có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức học tập, rèn luyện; chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ln giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, kiên định với đường lối đổi mới; bảo đảm sự đồn kết nhất trí, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong và ngoài ngành nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, các trường hợp vi phạm kỷ luật ngày một giảm.

Một số cơng chức hải quan lâu năm có khả năng tích luỹ và phát huy kinh nghiệm trong cơng tác nghiệp vụ, số này tập trung chủ yếu vào các công chức lãnh đạo Đội thuộc Chi cục hải quan, công chức lãnh đạo Chi cục hải quan và Đội kiểm soát hải quan và cơng chức thực thi chính sách làm việc tại cửa khẩu,...

Công chức viên chức hải quan thuộc lớp trẻ được đào tạo cơ bản tại trường đại học trong nước và nước ngồi, năng động, có khả năng nắm bắt những vấn đề mới, nhiệt tình với cơng việc, góp phần tích cực vào việc đáp ứng yêu cầu cải cách, tạo thuận lợi cho thương mại, hoàn thành tốt việc thực hiện nhiệm vụ với khối lượng công việc ngày càng lớn.

Cho đến nay, những kết quả mà Tổng cục Hải quan đạt được trong cơng tác cải cách, hiện đại hố cho thấy lực lượng công chức viên chức của ngành đã từng bước bắt kịp với yêu cầu nhiệm vụ. Phương thức quản lý đã cơ bản được áp dụng theo phương thức hiện đại, thủ tục hành chính đơn giản, thời gian thơng quan nhanh chóng, đặc biệt là hình thức thơng quan tiên tiến nhất là thông quan điện tử đã được triển khai trên tồn quốc. Cơng tác thu thuế được thực hiện hiệu quả thông qua việc khai thác và quản lý nguồn thu tốt, đóng góp đáng kể vào số thu ngân sách Nhà nước. Cơng tác phịng, chống các loại tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, hàng cấm qua biên giới cũng đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh, an toàn quốc gia... Kết quả này khẳng định phần đông đội ngũ công chức, viên chức ngành Hải quan đã được nâng cao năng lực, đáp ứng u cầu nhiệm vụ, hồ nhập vào mơi trường công tác mới chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn (Tổng hợp từ website Tổng cục Hải quan).

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhân lực của Tổng cục Thuế

Trải qua hơn 70 năm phát triển và là đơn vị với lực lượng cán bộ lớn nhất trong Bộ Tài chính (hơn 4 vạn cơng chức viên chức), trong bất kỳ giai đoạn nào thì nhiệm vụ xây dựng, phát triển nguồn nhân lực luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế.

Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cụ thể đặt ra là về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực là: xây dựng tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và xây dựng đội ngũ cơng chức viên chức thuế chun nghiệp, chun sâu, liêm chính, đồng thời đề ra mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ cơng chức viên chức có trình độ từ Đại học trở lên đạt tối thiểu 85%. Để thực hiện mục tiêu trên, Tổng cục Thuế đã triển khai các công việc sau:

- Ban hành tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thuế để chuẩn hoá chất lượng đội ngũ lãnh đạo, điểm mới so với trước đây là chức danh lãnh đạo cấp Đội của Chi cục Thuế phải yêu cầu trình độ Cao đẳng trở lên, ưu tiên Đại học trở lên.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng tập trung nguồn lực cho các địa bàn trọng điểm; giảm tỷ trọng công chức quản lý hộ kinh doanh, tăng cường công chức cho bộ phận quản lý doanh nghiệp; tăng cường công chức ở các bộ phận thực hiện chức năng quản lý thuế, ổn định và giảm công chức ở các bộ phận gián tiếp. Do đó, các Cục Thuế đã tiến hành kiện tồn tổ chức bộ máy, sắp xếp tinh gọn đầu mối các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế, kết quả số lượng đầu mối các Đội thuế, đặc biệt Đội thuế xã phường, liên xã phường giảm đáng kể.

- Ban hành tạm thời bản mơ tả cơng việc cho từng vị trí việc làm của công chức thuế trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh. Theo đó, đối với các vị trí việc làm thuộc cấp Đội thuế, u cầu phải có trình độ Cao đẳng trở lên.

Mặt khác, thực hiện mục tiêu “Phát triển đội ngũ cơng chức, viên chức thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chun mơn cao, kiến thức quản lý thuế hiện đại theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức theo quy định”, Tổng cục Thuế đẩy mạnh tiến độ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của cơng chức quản lý thuế; nghiên cứu, thay đổi phương pháp đào tạo bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tập trung đào tạo, bồi dưỡng các chức năng quản lý thuế. Lựa chọn các cơng chức có đủ kiến thức, khả năng tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài; mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên sâu các chức năng quản lý thuế.

Có thể nói, cơng tác quản lý nhân lực tại Tổng cục Thuế gắn liền với cơng cuộc cải cách thủ tục hành chính thuế, cải cách quy trình nghiệp vụ (Tổng hợp từ website Tổng cục Thuế).

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng cục quản lý thị trường (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w