nhà nước
Giống như các hình thức quản lý khác, quản lý nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, có thể phân thành hai nhóm nhân tố chủ yếu là các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong.
1.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài là những yếu tố bên ngồi tổ chức có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp tới các hoạt động của tổ chức đó. Có nhiều yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng tới quản lý nhân lực của tổ chức nhưng chủ yếu bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Tình hình kinh tế - xã hội: Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực hoạt động trong một nền kinh tế, do đó cũng sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động quản lý nhân lực của các cơ quan này. Kinh tế phát triển cùng với xã hội
ổn định sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý nhân lực được thuận lợi, đặc biệt là đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế, giúp xây dựng một đội ngũ nhân lực vững mạnh, góp phần vào sự phát triển của đất nước nói chung và của các cơ quan này nói riêng. Kinh tế và xã hội bất ổn sẽ khiến cho công tác quản lý nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
- Nguồn cung cấp nhân lực của xã hội: Nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước ln trong tình trạng thiếu hút do nhân sự đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển vị trí, đơn vị cơng tác. Do vậy, xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc bổ sung nguồn lao động thiếu hụt này. Khi nguồn cung cấp nhân lực dồi dào và có chất lượng cao thì tổ chức có nhiều cơ hội để chọn lựa cho mình những ứng cử viên sáng giá, đảm bảo các yêu cầu về tuyển dụng, đồng thời sẽ giảm bớt gánh nặng cho công tác đào tạo và phát triển sau này. Ngược lại, nguồn nhân lực thiếu hụt cả về số lượng và kém về chất lượng khiến cho cơng tác quản lý nhân lực gặp khó khăn ngay từ khâu tuyển dụng cho tới sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân lực.
- Quy định của nhà nước về quản lý nhân lực: Công tác quản lý nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước không được trái với các quy định chung của Nhà nước về quản lý nhân lực. Tùy vào từng giai đoạn mà Nhà nước sẽ áp dụng những quy định khác nhau về quản lý nhân lực cho phù hợp. Quản lý nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải cập nhật, bổ sung để đảm bảo sự thống nhất về quản lý nhân lực của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước nói chung.
1.2.3.2. Các nhân tố bên trong
Bên cạnh các nhân tố bên ngoài, hoạt động quản lý nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước còn chịu sự tác động của các nhân tố bên trong. Các nhân tố bên trong chính là các yếu tố nội tại của tổ chức, bao gồm:
- Quy mô, cơ cấu tổ chức: Quy mô, cơ cấu tổ chức của một cơ quan có ảnh hưởng rất lớn tới cơng tác quản lý nhân lực của cơ quan đó. Bởi vì quy mơ và cơ cấu tổ chức quyết định khối lượng và mức độ phức tạp của công tác quản lý nhân lực. Tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ chức của từng tổ chức khác nhau mà công tác quản lý nhân lực sẽ được bố trí và tổ chức khác nhau. Nếu tổ chức có quy mơ nhỏ và cơ cấu đơn giản thì cơng tác quản lý nhân lực cũng đơn giản và khơng cần có q nhiều đầu mối để quản lý. Ngược lại, nếu tổ chức có quy mơ lớn và cơ cấu phức tạp thì cơng tác quản lý nhân lực cũng phức tạp theo.
- Mục tiêu phát triển: Mọi cơ quan quản lý nhà nước đều hoạt động hướng tới mục tiêu chung. Để thực hiện được mục tiêu đó, tổ chức phải xây dựng được một kế hoạch, lộ trình cụ thể, đồng thời phải có một hệ thống chính sách phù hợp xuất phát từ mục tiêu chung với những nhiệm vụ đặt ra trong từng thời kỳ cụ thể. Từng khâu của quản lý nhân lực như lập kế hoạch về nhân lực, tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhân lực, kiểm tra giám sát hoạt động quản lý nhân lực đều nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển đã đặt ra của tổ chức.
- Chất lượng nhân lực hiện tại: Khi lực lượng nhân lực hiện tại của cơ quan có chất lượng cao thì cơng tác quản lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với thực trạng nhân lực có chất lượng thấp. Khi chất lượng nhân lực hiện tại kém thì cơng tác quản lý của những người lãnh đạo cũng như của bộ phận quản lý nhân lực sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và tốn kém nhiều cơng sức hơn.
- Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức được hình thành trong suốt q trình từ khi thành lập tổ chức, bao gồm hệ thống các giá trị, chính sách, tác phong, lề lối làm việc, các mối quan hệ trong tổ chức trong sáng, đoàn kết giúp đỡ nhau tạo ra một mơi trường làm việc tốt, từ đó lơi cuốn được người lao động làm việc, gắn bó lâu dài cùng tổ chức.
- Điều kiện làm việc: Trong tổ chức mà người lao động được quan tâm đến các điều kiện làm việc như văn phòng làm việc, trang thiết bị máy móc, trang bị bảo hộ an tồn lao động thì họ sẽ yên tâm làm việc. Nếu được làm việc trong điều kiện tốt nhất với đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cho cơng việc thì đó là cơ sở để tạo ra năng suất và chất lượng lao động cao, người lao động sẽ có động lực làm việc.