3.2.2.1. Tuyển dụng nhân lực
Việc tuyển dụng nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, tuyển dụng nhân lực phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được giao của tổ chức, bản mơ tả vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đã được giao. Việc tuyển dụng sẽ được tổ chức thơng qua hình thức thi tuyển theo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh. Hình thức và nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành nghề, đảm bảo lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ, kinh nghiệm và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Các trường hợp đặc biệt được tuyển dụng thông qua xét tuyển cũng được quy định rõ ràng trong Luật
này. Theo tinh thần đó, căn cứ vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của ngành Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường luôn tổ chức thi tuyển nhân lực một cách nghiêm túc và đúng quy định chung của Nhà nước.
Dựa vào số lượng biên chế được Nhà nước giao cho ngành quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường đối chiếu với số lượng nhân lực hiện có và dự tính số lượng cần thiết để thay thế cho số người sẽ về hưu trong một vài năm tới để xác định số lượng nhân lực cần tuyển dụng vào từng đợt. Trên cơ sở đó, Tổng cục Quản lý thị trường thông báo công khai số lượng công chức, viên chức được tuyển dụng vào làm việc ở Tổng cục Quản lý thị trường, trên các phương tiện thông tin của Tổng cục Quản lý thị trường như trên trang thơng tin điện tử chính thức của Bộ Cơng thương, Tổng cục, các Cục và chi Cục. Đồng thời, thông báo tuyển dụng luôn kèm theo văn bản hướng dẫn về yêu cầu, tiêu chuẩn của đối tượng được dự thi vào từng đợt.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức 03 lần thi tuyển công chức, viên chức cho các đơn vị thuộc Tổng cục. Quy trình tuyển dụng tại Tổng cục Quản lý thị trường gồm các bước sau:
Xét duyệt hồ sơ
Hồ sơ dự tuyển sẽ được xét duyệt để loại bỏ những hồ sơ không hợp lệ. Các đối tượng dự tuyển đủ tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được thi tuyển.
Tổ chức thi tuyển, xét tuyển
Đối với hình thức thi tuyển, Tổng cục Quản lý thị trường thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi, trong đó, các thành viên trong hội đồng là các lãnh đạo và các chuyên viên quản lý thị trường cấp cao, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành quản lý thị trường. Thời gian và địa điểm thi được thông báo cho tất cả các thí sinh để tham dự thi tuyển.
Nội dung thi gồm 2 vòng. Vòng 1 thi trắc nghiệm trên giấy đối với 03 phần thi:
- Kiến thức chung: 60 câu hỏi trong 60 phút;
- Ngoại ngữ đối với thí sinh thi mơn ngoại ngữ không phải là môn nghiệp vụ chuyên ngành: 30 câu hỏi trong 30 phút;
- Tin học đối với thí sinh thi mơn tin học khơng phải là môn nghiệp vụ chuyên ngành: 30 câu hỏi trong 30 phút.
Vịng 2 thi mơn nghiệp vụ chuyên ngành, hình thức thi phỏng vấn: - Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chun mơn của người dự tuyển. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100, thời gian phỏng vấn 30 phút/thí sinh.
- Nội dung phỏng vấn về kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển (bao gồm cả hiểu biết về hệ thống chính trị, quản lý nhà nước).
- Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.
Đối với hình thức xét tuyển, sau khi kiểm tra hồ sơ và Phiếu đăng ký dự tuyển phù hợp thì người dự tuyển sẽ được tham gia trực tiếp vào vịng 2 như thi tuyển (khơng cần thi trắc nghiệm ở vòng 1).
Hội đồng thi tuyển sẽ tiến hành chấm điểm, lên bảng điểm của từng cá nhân trình Lãnh đạo Tổng cục và thơng báo cơng khai kết quả kỳ thi. Điểm trúng tuyển sẽ được xét lấy từ cao nhất trở xuống (tối thiểu phải đạt điểm trung bình các mơn) cho tới khi hết chỉ tiêu tuyển dụng. Danh sách các thí sinh trúng tuyển được thơng báo trên website chính thức và tại trụ sở của Tổng cục.
Các thí sinh trúng tuyển sẽ được phân cơng cơng tác tại các vụ/phịng trong Tổng cục trong thời gian tập sự một năm theo quy định của Nhà nước và sau đó chính thức được vào cơng tác tại Tổng cục sau khi có nhận xét đánh giá của đơn vị quản lý trực tiếp.
Kết quả tuyển dụng qua các năm của các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3.5: Nhân lực tuyển dụng qua các năm của các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương của Tổng cục Quản lý thị trường
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Công chức tuyển mới qua thi tuyển 0 5 0
Công chức tuyển từ nơi khác chuyển đến 0 1 0
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Quản lý thị trường)
Nhìn chung, quy trình tuyển dụng nhân lực của Tổng cục Quản lý thị trường khá bài bản và chặt chẽ. Nhưng thực tế cho thấy những năm qua nhân lực tuyển dụng chưa đảm bảo đúng nhu cầu, số lượng tuyển dụng còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế khá nhiều.
3.2.2.2. Bố trí và sử dụng nhân lực
Phân cơng, bố trí việc làm của cán bộ:
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường khá tinh gọn, quản lý theo đúng chức danh công việc và được thực hiện theo nguyên tắc: đúng người, đúng việc, công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Cán bộ lãnh đạo Tổng cục đều có chun mơn đào tạo đúng chun ngành quản lý thị trường, am hiểu khá rõ nghiệp vụ và thực tiễn công tác.
Tuy nhiên, do thực trạng nhân lực của Tổng cục còn chưa ổn định và chưa được kiện toàn do mới thành lập lại nên việc sắp xếp, bố trí, phân cơng cơng tác tại Tổng cục hiện thời vẫn dựa vào phân tích cơng việc để sắp xếp cơng chức cho phù hợp trình độ, chun mơn được đào tạo. Nhìn chung, cơng việc của cán bộ hiện tại ở Tổng cục là khá hợp lý.
Bảng 3.6: Kết quả tiếp nhận và bố trí cán bộ từ năm 2018 – 2020 của các tổ chức Quản lý thị trường cấp Trung ương
STT T
Năm thốn g kê
Số lượng cơng chức mới
Trình độ chun mơn Ngoạ i ngữ Tin họ c Ban Lãnh đạo Vụ và ngang Vụ Đơn vị dưới Vụ và tương đương Đại học Cao đẳn g 1 2018 0 0 0 0 0 0 0 2 2019 01 05 0 06 0 06 06 3 2020 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Quản lý thị trường)
Đối với nhân sự mới, trong 03 năm qua Tổng cục đã tuyển dụng, tiếp nhận 06 công chức bổ sung nhân lực cho các tổ chức của ngành tại trung ương. Số cơng chức mới này đều có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có trình độ về ngoại ngữ và tin học. Trong đó, 01 cơng chức mới được điều chuyển về làm Phó Tổng cục trưởng và 05 cơng chức cịn lại đều được tiếp nhận và điều động đến làm việc tại các Vụ của Tổng cục (01 tại Vụ Tổ chức Cán bộ, 01 tại Vụ Thanh tra – Kiểm tra, và 03 tại Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính).
Cơng tác luân chuyển, điều động cán bộ
Cơng tác ln chuyển và điều động nhằm mục đích duy trì sự ổn định của tổ chức, trong những năm qua, tùy vào điều kiện và nhu cầu thực tế của công việc, Tổng cục Quản lý thị trường đã thực hiện điều động, luân chuyển các cơng chức giữa các phịng/vụ theo đúng quy định của Nhà nước.
Với mục tiêu tái cơ cấu ngành quản lý thị trường, các tổ chức quản lý thị trường cấp trung ương của Tổng cục cũng phải thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ cho phù hợp với tổ chức bộ máy mới của Tổng cục, cụ thể
- Từ Văn phòng Cục và Phòng Tuyên truyền và Quan hệ đối ngoại sang Văn phòng Tổng cục mới;
- Từ Phòng Tổ chức – Xây dựng lực lượng sang Vụ Tổ chức Cán bộ; - Tổ kiểm tra thị trường cơ động sang Vụ Thanh tra – Kiểm tra; - Từ Phịng Pháp chế sang Vụ Chính sách – Pháp chế;
- Từ Phòng Tổng hợp và Phối hợp liên ngành sang Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính;
- Từ Phịng Chống hàng giả, Phịng Kiểm sốt chất lượng hàng hóa, và Phịng Chống bn lậu sang Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường.
Bên cạnh đó, Tổng cục cũng đã điều chuyển một số cơng chức ở các Cục Quản lý thị trường địa phương lên Tổng cục ở trung ương để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị theo Đề án thành lập mới nhưng không tăng biên chế không cần thiết cho ngành quản lý thị trường.
Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ
Do thực tế mới thành lập nên công tác tác rà soát quy hoạch giai đoạn 2020 - 2021 và 2021 - 2026 khiến cho Tổng cục Quản lý thị trường mất rất nhiều thời gian, từ quy hoạch cấp Cục đến cấp Tổng cục là cả khối lượng công việc rất đồ sộ. Đến thời điểm hiện tại, Tổng cục đã hoàn thành cơ bản việc sắp xếp tổ chức, ổn định cơng tác cán bộ. Tổng cục đã hồn thiện xong công tác bổ nhiệm các cấp từ cục trưởng, phó cục trưởng các cục quản lý thị trường địa phương, cho đến trưởng, phó phịng, đặc biệt hệ thống đội trưởng và phó đội trưởng
Trong thời gian qua, rất nhiều lãnh đạo cấp cao tại Tổng cục đã được Bộ Công thương phê duyệt bổ nhiệm, bao gồm:
- 01 Tổng Cục trưởng và 03 Phó Tổng Cục trưởng;
- 01 Chánh Văn phịng và 02 Phó Chánh Văn phịng Tổng cục; - 01 Vụ trưởng và 03 Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ;
- 03 Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra – Kiểm tra;
- 02 Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính; - 02 Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách – Pháp chế;
- 01 Cục trưởng và02 Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ.
Nhìn chung, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo tính cơng khai minh bạch, lựa chọn được đúng cơng chức có trình độ, năng lực đáp ứng được sự phát triển của tổ chức.
3.2.2.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực là khâu quan trọng, đột phá để góp phần phát triển nhân lực ngành quản lý thị trường. Xác định tầm quan trọng của công tác này, Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện theo nhiều hướng mở.
Đặc trưng của quản lý thị trường là tiếp xúc với mặt trái của cơ chế thị trường. Trong khi các lực lượng khác chủ yếu quản lý địa bàn, có danh sách để kiểm tra thì quản lý thị trường nhiều khi phải mặc thường phục để trinh sát nắm tình hình, phải xuất hiện ở bất kỳ nơi nào có dấu hiệu bn bán hàng hóa, nhất là vùng sâu, vùng xa nên việc trang bị các kỹ năng tự bảo vệ mình là rất cần thiết, đề phòng trường hợp bất trắc. Lực lượng này cũng sẽ phải được trang bị thêm rất nhiều kỹ năng để có thể đối phó với các đối tượng gian lận khi đối tượng manh động không tuân thủ hiệu lệnh kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường. Thêm vào đó, kỹ năng xây dựng cơ sở nguồn tin để có thể xây dựng được lực lượng “trinh sát” tại từng khu dân cư, tổ dân phố cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, chưa có trường đại học nào ở Việt Nam đào tạo chính quy chuyên ngành Quản lý thị trường. Trước đây, hầu hết công chức quản lý thị trường đều được đào tạo ở những ngành khác nhau và làm việc theo kinh nghiệm. Mặc dù lực lượng quản lý thị trường thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, nhưng do công tác đào tạo bồi dưỡng hầu như phụ thuộc vào việc gửi tới các trường đào tạo khác nên chưa thực sự chuyên sâu vào lĩnh vực quản lý thị trường. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng quản lý thị trường mặc dù đã có những đổi mới, nhưng vẫn chưa thật sự phù hợp, thiếu kiến thức cơ sở, nền tảng, và cịn nặng về đào tạo kiến thức chun mơn nghiệp vụ đơn thuần, thiếu kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hiểu được thực tế này nên đầu năm 2019, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) xây dựng chương trình vào giáo trình đào tạo chính quy bậc đại học chuyên ngành Quản lý thị trường để cung cấp lực lượng quản lý thị trường chính quy, đủ năng lực nghiệp vụ, đạo đức cơng vụ. Theo dự kiến, ngành này sẽ chính thức tuyển sinh vào năm 2021, số lượng ban đầu chỉ khoảng 50 - 60 học viên và sẽ nâng dần số lượng lên theo từng năm cho đến khi đáp ứng được đủ nhu cầu của ngành này. Vậy là sau hơn 60 năm thành lập, lần đầu tiên có một trường đại học đào tạo chính quy cho lực lượng quản lý thị trường. Đây được xem là một dấu ấn lịch sử, đánh dấu mốc son quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực để hướng tới xây dựng nên một lực lượng quản lý thị trường chính quy chuyên nghiệp, hiện đại.
Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, Tổng cục Quản lý thị trường cũng rất chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ hiện tại. So sánh mặt bằng các lực lượng cùng chức năng nhiệm vụ trong công tác chống buôn lâu, gian lận thương mại và hàng giả, quản lý thị trường hiện nay khơng có trường lớp đào tạo đội ngũ chính quy. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ kiểm sốt viên quản lý đội ngũ quản lý thị trường rất quan trọng. Tổng cục Quản lý thị trường đã xây dựng nhiều khóa tập huấn,
khóa đào tạo, kiểm sốt viên thị trường, kiểm sốt viên chính thị trường, lý luận chính trị, nghiệp vụ Quản lý nhà nước trong suốt 2 năm vừa qua.
Đặc biệt, lớp học về ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 11/2019. Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương trung ương và Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức lớp học này cho hơn 30 học viên là lãnh đạo chủ chốt của lực lượng gồm các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Tổng cục, các Cục trưởng, quyền Cục trưởng, nguyên Phó Chi cục trưởng và Đội trưởng một số Cục Quản lý thị trường tại địa phương. Lớp Kiểm soát viên cao cấp thị trường được tổ chức nhằm trang bị, cập nhật những kiến thức cần thiết về tầm nhìn chiến lược trong quản lý nhà nước, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực quản lý thị trường và kỹ năng thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trong quá trình triển khai nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong thời gian tới, Tổng cục đã dự thảo Đề án đào tạo, bồi dưỡng cho công chức quản lý thị trường giai đoạn 2021 – 2025 và đang lấy ý kiến góp ý để chỉnh sửa và hồn thiện. Đề án được thực hiện với mục tiêu chung là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý thị trường nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, chun sâu từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó, Đề án cịn được thực hiện nhằm mục