Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 37 - 39)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Vietinbank

-Thứ nhất,đa dạng hóa sản phẩm để thu hút khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Hình thành một bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng

- Thứ hai, mở rộng kênh phân phối để ngân hàng trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng. Mạng lưới kênh phân phối rộng, phân bố ở những địa bàn hợp lý càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch đồng thời góp phần giảm được chi phí cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Việc mở rộng mạng lưới không phải diễn ra ào ạt mà phải có chiến lược mở rộng từng bước một, giúp các ngân hàng am hiểu một cách từ từ và chắc chắn về thị trường để đạt được sự phát triển bền vững.

-Thứ ba,trong công tác Marketing và hoạt động chăm sóc khách hàng cần có chính sách khách hàng chi tiết, rõ ràng, phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Ở đây nhấn mạnh đến việc nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng đồng thời đưa ra những chính sách chăm khóc khách hàng tốt để lôi kéo khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. Chính sách khách hàng giúp các ngân hàng xác định được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó mang đến cho họ những sản phẩm tiện ích nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu, gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng.

- Thứ tư, đầu tư cho công nghệ là yếu tố dẫn đến sự thành công của nhiều NHTM bởi công nghệ liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ của ngân hàng, hỗ trợ triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử. Vì vậy các NHTM Việt Nam cần đấy mạnh đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại vào phát triển dịch vụ theo một quá trình liên tục nhằm tăng hiệu quả hoạt động nâng cao sức cạnh tranh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chiến lược nhân sự như: hoạch định nguồn nhân viên mới, xác định nhân sự chủ chốt và chiến lược giữ chân người tài, đào tạo kỹ năng nhân viên, bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người và động viên kịp thời để kích thích tinh thần phấn đấu, sáng tạo của nhân viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cụ thể như:

Thứ nhất,Khái quát những cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại, đặc điểm và một số loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang triển khai tại các NHTM.

Thứ hai, Tổng quan một số luận điểm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ như khái niệm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dich vụ NHBL.

Thứ ba, từ việc trình bày thành tựu triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các Ngân hàng có thương hiệu tại Việt Nam như BIDV, ACB tác giả rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ NHBL cho Vietinbank.

Tất cả những lý luận trên đều là cơ sở để tác giả thực hiện mục tiêu nghiên cứu trong các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM CHI NHÁNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)