Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 74 - 76)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

2.4.1.1. Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 5,83%, trong đó nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,29%, công nghiệp-xây dựng tăng 2,25%, dịch vụ tăng 8,87%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tháng 9 ước đạt 440 tỷ đồng, tính chung 9 tháng ước đạt 1.767 tỷ đồng, bằng 55,48% dự toán Trung ương giao, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2016.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức. Năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động nhiều. Hạn hán xảy ra trên diện rộng trong thời gian dài và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, làm giá trị sản xuất công nghiệp, nhất là thủy điện và đường tinh chế giảm mạnh. Nhiều vườn cà phê, hồ tiêu chết hàng loạt do hạn hán, sâu bệnh.

Kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank Gia Lai. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất tăng lên, thu nhập của người dân tăng lên, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn, do đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ NHBL cũng tăng lên. Ngược lại, kinh tế khó khăn, người dân cũng ngại vay vốn đầu tư cũng như gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa, trong tình hình khó khăn, cán bộ ngân hàng cũng có tâm lý dè chừng trong việc thẩm định cho vay.

2.4.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật

chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của chính phủ. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho các ngân hàng một loạt cơ hội mới và cả những thách thức mới.nhất là trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.

Ở Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng thì môi trường pháp lý những năm quan có sự cải tiến. Tuy nhiên việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ mới còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý nhất là đối với các sản phẩm trong hoạt động NHBL có sử dụng hàm lượng công nghệ cao. Các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, quy định về hạn mức tín dụng, trần lãi suất, quy định về thương mại điện tử...là cơ sở để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Vẫn còn thiếu các quy định chi tiết, cụ thể trong hoạt động NHBL nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cả ngân hàng và khách hàng.

NH Nhà nước tỉnh chưa xử lý triệt để những ngân hàng vi phạm về lãi suất trần, trong khi đó Vietinbank Gia Lai luôn thực hiện đúng theo quy định của NH Nhà nước, gây khó khăn trong cạnh tranh.

2.4.1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Trên địa bàn Gia Lai, chỉ những vùng trung tâm như thị trấn, thị xã, thành phố, người dân sử dịch vụ NHBL nhiều. Còn đại đa số do trình độ dân trí chưa cao, người dân kém hiểu biết về Ngân hàng và hoạt động Ngân hàng, họ không thấy được lợi ích của việc sử dụng các DVNH. Thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Đây là một khó khăn cho Vietinbank Gia Lai trong việc triển khai các dịch vụ NHBL đến người dân. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội vì nếu có những chiến lược hiệu quả, Vietinbank Gia Lai sẽ dễ dàng mở rộng thị phần bán lẻ đến số lượng lớn dân cư chưa sử dụng dịch vụ NHBL.

Một đặc điểm ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của Vietinbank Gia Lai là người dân nơi đây sống có tính cộng đồng rất cao. Kết quả khảo sát của tác giả ( Bảng 2.14) cho thấy khách hàng biết đến Vietinbank Gia Lai từ kênh người quen giới thiệu chiếm tỷ lệ khá cao (27,41%). Vì thế một khi bán được sản phẩm được khách hàng hài lòng, mức độ lan tỏa đến những khách hàng khác là cấp số nhân. Do đó, nếu chiến lược phát triển dịch vụ NHBL của Vietinbank Gia Lai triển khai đúng

hướng thì sẽ dễ dàng thành công.

2.4.1.4. Về nhu cầu khách hàng

Trong việc cung cấp dịch vụ NHBL, mong muốn, nhu cầu, năng lực tài chính và cách thức sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng dịch vụ NHBL. Tại các vùng trung tâm thị trấn, thị xã, thành phố thì nhu cầu của người dân sử dụng dịch vụ là khá cao còn người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa còn rất e ngại với dịch vụ NHBL. Phần lớn khách hàng chỉ sử dụng các dịch vụ truyền thống như gửi tiền, chuyển tiền, vay vốn, tin nhắn SMB Banking...

Nhiều người dân trên địa bàn chưa biết đến hay còn e ngại với thương hiệu Vietinbank, họ cho rằng ngân hàng có từ “cổ phần” là của tư nhân, không đáng tin cậy, họ chỉ thích ngân hàng Agribank là của nhà nước gửi tiền vào bảo đảm hơn. Nhiều người dân khi được giới thiệu, tiếp thị đến với Vietinbank họ từ chối vì lý do phải trung thành với Agribank do từ xưa khi họ còn khó khăn, những lúc thừa vốn hay thiếu vốn đều đến với Agribank, nên bây giờ ăn nên làm ra không thể vì một chút quà hay cộng lãi suất mà bỏ Agribank.

2.4.1.5. Cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Hiện tại, tỉnh Gia Lai có hơn 20 ngân hàng, mỗi ngân hàng có ưu thế riêng, chẳng hạn các ngân hàng TMCP nhỏ có lãi suất huy động cao, các ngân hàng có vốn lớn như Vietcombank, Agribank thì lãi suất cho vay rất thấp. Các ngân hàng Đông Á, ACB, Sacombank có thế mạnh về thẻ và dịch vụ ngân hàng hiện đại...Khách hàng có nhiều ngân hàng để lựa chọn tạo sức ép về cạnh tranh khiến Vietinbank Gia Lai muốn tồn tại và phát triển thì cần phải huy động được tối đa tiềm lực của mình, một mặt ngân hàng phải nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có của mình, mặt khác luôn phát triển các sản phẩm mới để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với giá cả thấp nhất có thể và chất lượng tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)