Tình hình sử dụng mảnh ghép đồng loạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép đồng loại bảo quản lạnh sâu tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi (Trang 36 - 39)

1.5.3.1. Trên thế giới

Những nghiên cứu đầu tiên về ghép gân đồng loại thực nghiệm trên động vật đ-ợc thông báo vào những năm 80 của thế kỷ tr-ớc với những kết quả khả quan và cho phép tiến hành trên ng-ời. Konsei Shino, 1984 [174] đã thông báo những kết quả về tạo hình DCCT trên 26 con chó và có sử dụng nhóm chứng với mảnh ghép đồng loại là gân bánh chè. Đánh giá kết quả liền mô bằng chụp vi mạch, đánh giá cấu trúc mô học mảnh ghép cho thấy có sự đồng hóa mảnh ghép và quan trọng hơn là về mặt cơ năng có thể so sánh với các mảnh ghép tự thân đ-ợc thực hiện cho các con chó trong nhóm chứng.

Năm 1986, Konsei Shino công bố những kết quả đầu tiên về tạo hình DCCT bằng mảnh ghép đồng loại cho 31 bệnh nhân với những kết quả rất tốt, không có biểu hiện nhiễm trùng hay thải ghép. Một điều thú vị là các mảnh ghép sử dụng cho bệnh nhân đ-ợc thu nhận từ 2 nguồn chính là bệnh nhân tử vong và chi thể cắt cụt. Điểm lại tất cả các nghiên cứu trên Y văn về sử dụng mảnh ghép đồng loại để tạo hình DCCT thì đây là nghiên cứu duy nhất có thu nhận mảnh ghép từ chi thể cắt cụt đ-ợc thông báo [172].

Năm 1988, Konsei Shino công bố kết quả đánh giá cấu trúc mô học mảnh ghép đồng loại sau khi tạo hình DCCT bằng việc nội soi và sinh thiết mảnh ghép cho thấy có sự đồng hóa của mảnh ghép đồng loại với cấu trúc t-ơng tự cấu trúc của dây chằng với thời gian sau phẫu thuật trung bình là 18 tháng [173].

Năm 1990, FR Noyes[143] thông báo kết quả tạo hình DCCT bằng mảnh ghép đồng loại gân bánh chè hoặc dải chậu chầy ở 47 bệnh nhân, đánh giá sau thời gian trung bình 40 tháng cho thấy không có tr-ờng hợp nào có nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu thải ghép, kết quả rất tốt và tốt: 89%, 11% là kết quả trung bình và kém.

Kuerle D.K (Mỹ, 2002) đã thông báo kết quả tạo hình DCCT bằng mảnh ghép đồng loại (gân Achille hoặc dải chậu chầy) cho 57 bệnh nhân trên 40 tuổi (tuổi trung bình: 45, từ 40-60 tuổi) với thời gian theo dõi tối thiểu 2 năm cho thấy kết quả rất tốt, trong đó 55% bệnh nhân có thể đạt đ-ợc mức vận động bằng hoặc cao hơn tr-ớc mổ[117].

Fuchs R và cộng sự (Mỹ, 2002) đã tạo hình DCCT bằng mảnh ghép đồng loại cho 10 bệnh nhân là vận động viên lứa tuổi 9 - 15 và kết luận sự -u thế của mảnh ghép đồng loạitrong tạo hình DCCT cho vận động viên, đặc biệt là vận động viên đang ở độ tuổi phát triển[86].

Phân tích gộp (meta analysis) các nghiên cứu về sử dụng mảnh ghép đồng loại tạo hình DCCT của Krynch A.J [116] và Promodos C [157] cho thấy các kết quả của mảnh ghép tự thân và mảnh ghép đồng loại có thể so sánh đ-ợc với nhau và các yếu tố ảnh h-ởng nh- chấn th-ơng và chiếu xạ mảnh ghép bằng tia Gamma cũng đ-ợc các tác giả nhắc đến nh- là yếu tố ảnh h-ởng đến kết quả xa sau phẫu thuật. Không có thông báo nào về kết quả lây nhiễm hay nhiễm trùng do sử dụng mảnh ghép.

Những nghiên cứu theo dõi rất dài với thời gian trên 10 năm nh- của Nakata K [139] hay số l-ợng bệnh nhân lớn nh- của Gorschewsky O [95] cũng cho thấy những kết quả tốt thậm chí rất tốt với tỷ lệ 92% rất tốt của Nakata K và không thấy có tr-ờng hợp nào bị nhiễm trùng hay thải ghép.

Và rất nhiều kết quả đ-ợc công bố bởi các tác giả khác nhau ở các n-ớc khác nhau nh- Douglas (Mỹ, 1996) [181], Shenton (Mỹ, 1997) [167], Victor (Bỉ, 1997) [192], Kleipool (Hà Lan, 1998) [115], Nutton (Ireland, 1999) [145], Kustos (Hungary, 2004) [118], Merter Ozenci (Thổ Nhĩ Kỳ, 2007) [147], Back B.R [45] .... Đa số các tác giả đều nhận định các kết quả về lâm sàng là có thể so sánh đ-ợc với mảnh ghép tự thân và không gặp tr-ờng hợp nào có biểu hiện thải loại mảnh ghép.

1.5.3.2. Tại Việt Nam

Cho đến tr-ớc khi nghiên cứu này đ-ợc tiến hành, ch-a có bất kỳ một công bố nào về sử dụng mảnh ghép đồng loại để tạo hình dây chằng chéo tr-ớc khớp gối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép đồng loại bảo quản lạnh sâu tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi (Trang 36 - 39)