Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phân phối sản phẩm bảo hiểm của của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (Trang 56 - 60)

Phân phối bảo hiểm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động như yếu tố văn hoá, xã hội, tâm lý, cá nhân của người tiêu dùng, điều kiện kinh tế, môi trường pháp lý... Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phân phối bảo hiểm sẽ xuất phát từ 3 yếu tố là đơn vị bán bảo hiểm, người mua bảo hiểm, các yếu tố trung gian như: chính trị, điều kiện kinh tế, môi trường pháp lý....

- Nhân tố xuất phát từ đơn vị bảo hiểm.

Bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng mang các nhân tố tác động đến sự phân phối sản phẩm bảo hiểm đó là: con người, mạng lưới hoạt động, thương hiệu, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin, sản phẩm bảo hiểm và gói tiện ích bổ sung, đối thủ cạnh tranh, khả năng đáp ứng nhu câu của sản phẩm, giá cả và chi phí.

Con người là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm, tất cả quá trình phân phối đều cần có con người tham gia và với đặc thù là sản phẩm vô hình thì tác động của yếu tố con người cực kỳ quan trọng trong mọi khâu của quá trình phân phối sản phẩm bảo hiểm.

Sản phẩm bảo hiểm đưa ra phân phối ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phân phối. Nếu sản phẩm đưa ra đáp ứng được đẩy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, phù hợp với từng loại thị trường mục tiêu. Giá bán các sản phẩm ảnh hưởng đến khách hàng và chi phí, mục tiêu thị phần, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp... lợi nhuận của đơn vị bảo hiểm.

Cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin cũng góp phần đa dạng hoá sản phẩm; đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng sản phẩm bảo hiểm và góp phần truyền tải thông tin và quảng bá sản phẩm đến người mua bảo hiểm nhanh chóng và hiệu quả.

Đối thủ cạnh tranh tác động lớn đến việc duy trì và tăng thị phần phân phối của doanh nghiệp. Với tác động của đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn định hướng cạnh tranh như là: Không khuyến khích cạnh tranh (triệt tiêu cạnh tranh), đánh bại cạnh tranh, đương đầu với cạnh tranh ( cân bằng cạnh tranh). Trong tác động cạnh tranh, doanh nghiệp phải quan tâm các yếu tố như: Số lượng đối thủ cạnh tranh và số sản phẩm cạnh tranh; Yếu tố chi phí gắn với sản phẩm của từng đối thủ cạnh tranh; Nguồn lực tài chính của từng đối thủ nói chung cũng như nguồn lực từng đối thủ cạnh tranh dành riêng cho sản phẩm; Vai trò của sản phẩm trong danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; Hành vi định giá trước đây của đối thủ; Phản ứng dự kiến của từng đối thủ cạnh tranh trước sự thay đổi giá cả; Điểm mạnh, yếu của từng đối thủ cạnh tranh.

Trong thị trường bảo hiểm nhiều đối thủ cạnh tranh thì vai trò của thương hiệu rất lớn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng về đơn vị bảo hiểm. Mức độ tín nhiệm được nâng cao thì khách hàng cảm thấy tin tưởng và an toàn về quyền lợi bảo hiểm khi đến với đơn vị bảo hiểm.

cầu sản phẩm. Giá cả, chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với cầu sản phẩm. Và đối với sản phẩm bảo hiểm cũng vậy, giá cả và chi phí tăng thì cầu sản phẩm sẽ giảm và ngược lại. Do đó đơn vị bảo hiểm cần quan tâm các yếu tố ảnh hưởng quan hệ giá cả và cầu sản phẩm như: số lượng sản phẩm thay thế, nhu cầu đi liền với sản phẩm, mức chi tiêu cần để mua sản phẩm bảo hiểm; sức mua của khách hàng; nhận thức của khách hàng về giá cả của sản phẩm; mong muốn về sự linh hoạt giá.

- Nhân tố xuất phát từ các yếu tố trung gian.

Hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm chịu nhiều tác động lớn từ các nhân tố như: Quản lý nhà nước và môi trường pháp lý, nền kinh tế, môi trường chính trị.

Trong góc độ quản lý nhà nước và môi trường pháp lý, bảo hiểm là hoạt động dịch vụ tài chính; là biện pháp huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội; hoạt động kinh doanh bảo hiểm không chỉ quan tâm đến thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế; hoạt động bảo hiểm còn ảnh hưởng trực tiếp đại bộ phận dân chúng trong cả nước. Chính vì những ảnh hưởng trên của đơn vị bảo hiểm mà nó chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước. Hiện nay tại Việt Nam, các đơn vị kinh doanh bảo hiểm đang được nhà nước quản lý về các vấn đề như sau: luật về kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm; biểu phí, hoa hồng bảo hiểm, cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện; thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm và giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan vi phạm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Quy mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ so với nhiều nước trên thế giới và chưa tương xứng với tiềm năng: Hiện nay, quy mô doanh thu phí bảo hiểm tính trên GDP của thị trường bảo hiểm Việt Nam khoảng 2,9%, còn khoảng cách so với mục tiêu tổng doanh thu ngành bảo hiểm đến năm 2019 đạt 3 - 4% GDP đã được Chính phủ đề ra tại Chiến lược Tài chính đến năm 2020. So với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì quy mô thị trường bảo hiểm của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3,55%), châu Á (5,37%) và thế giới (6,3%) trong năm 2017. Bên cạnh đó, do quy mô thị trường chưa lớn trong khi

số lượng doanh nghiệp bảo hiểm, số lượng chi nhánh, công ty thành viên liên tục gia tăng đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh (như hạ giá phí, mở rộng điều khoản điều kiện bảo hiểm, hạ mức khấu trừ, tăng hoa hồng và hỗ trợ đại lý, tăng chi phí tiếp khách giao dịch để lôi kéo khách hàng, dịch vụ bảo hiểm…), có thể làm tăng nguy cơ rủi ro đối với thị trường bảo hiểm nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Trải qua bao cuộc chiến tranh hiện nay, Việt Nam có nền chính trị đánh giá là ổn định và an toàn trên thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế phát triển ổn định, nhất là đối với hoạt động bảo hiểm sẽ giảm thiểu phát sinh nghĩa vụ bảo hiểm xảy ra.

- Yếu tố xuất phát từ người mua bảo hiểm

Người mua bảo hiểm là người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm, quyết đinh mua bán được thực hiện để thoả mãn nhu cầu của chính bản thân người mua. Do đó hành vi của người mua bảo hiểm cũng là hành vi của người tiêu dùng và hành vi đó chịu ảnh hưởng bởi các tác động như: yếu tố văn hoá, yếu tố mang tính chất xã hội, yếu tố mang tính chất cá nhân, yếu tố tâm lý.

Yếu tố văn hoá: Văn hoá là yếu tố cơ bản nhất quyết định tính cách của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá được tổng hợp từ các yếu tố riêng biệt như tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc. Chính nhờ văn hoá mà con người có khả năng suy xét về bản thân, từ đó thể hiện, ý thức được bản thân mình. Văn hoá được phân thành các nhánh như: chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, nghề nghiệp ... Trong mỗi nhánh văn hoá người dân có sở thích và thói quen tương đồng.

Yếu tố xã hội gồm 4 yếu tố là:Giai tầng xã hội, nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị cá nhân. Giai tầng xã hội là trong xã hội có sự phân chia theo từng giai tầng về của cái tiền bạc, trình độ học vấn, trình độ văn hoá, nghề nghiệp cá nhân hay truyền thống gia đình. Nhóm tham khảo có thể là gia đình, bạn thân, láng giềng, đồng nghiệp của người mua bảo hiểm, hiệp hội tôn giáo, công đoàn nhóm vui chơi ... đều có tác động đến hành vi của người mua bảo hiểm. Gia đình là một tô chức tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và đồng thời là nhóm tham khảo tác động mạnh đến người mua bảo hiểm. Do đó các đơn vị bảo hiểm cần nắm bắt

nghiên cứu về các kiểu hộ gia đình, quy mô bình quân của hộ gia đình, thu nhập, vai trò ảnh hưởng của các thành viên trong việc ra quyết định mua. Vai trò và địa vị cá nhân là việc người mua bảo hiểm lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm thể hiện vai trò và địa vị cá nhân của mình trong xã hội.

Yếu tố cá nhân: Các quyết định của người mua bảo hiểm phụ thuộc vào các vấn đề như: tuổi tác và vòng đời, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, nhân cách và quan niệm bản thân. Đây là yếu tố phản ánh đặc điểm riêng biệt từng cá nhân và nó cũng là nguyên nhân đòi hỏi phát sinh ra các gói sản phẩm đa dạng để phục vụ đáp ứng cho từng khách hàng.

Yếu tố tâm lý tác động đến người mua bảo hiểm khi quyết định mua bảo hiểm dựa trên yếu tố: động cơ, nhận thức, kiến thức, niềm tin và thái độ. Động cơ là trạng thái nhu cầu đã ở mức bức thiết đến mức buộc người mua bảo hiểm phải có hành vi để đáp ứng và giải toả trạng thái căng thẳng này. Mức độ có thoả mãn hay không phụ thuộc vào hành vi người mua bảo hiểm thực hiện khi mua bảo hiểm. Nhận thức là tập hợp những thông tin được thu thập, xử lý và lưu trữ của người mua bảo hiểm, trên cở sỏ những thông tin đó người mua bảo hiểm thực hiện đánh giá giá sản phẩm bảo hiểm dự định mua; đây là yếu tố tác động rất lớn đến hành vi của người mua bảo hiểm. Kinh nghiệm mà mỗi người có được là do quá trình học hỏi và sự từng trải. Người mua bảo hiểm thường có xu hướng mua lặp lại những sản phẩm mà họ cảm thấy hài lòng. Niềm tin và thái độ là niềm tin và thái độ của người mua bảo hiểm khi mua bảo hiểm thông qua kiến thức, dư luận và lòng tin.

Như vậy nắm bắt được tốt các nhân tố tác động nêu trên giúp cho các nhà kinh doanh bảo hiểm phục vụ khách hàng tốt hơn, đáp ứng được đầy đủ đúng nhu cầu mục đích và thoả dụng; đồng thời phát triền các sản phẩm phù hợp với từng thị trường bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Phân phối sản phẩm bảo hiểm của của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w