Thỏa thuận liên kết phân phối sản phẩm bảo hiểm giữa BIC và BIDV

Một phần của tài liệu Phân phối sản phẩm bảo hiểm của của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (Trang 69 - 72)

Năm 1999, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) liên doanh với Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE của Úc để thành lập Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc. Hợp tác giữa BIDV và QBE mở ra một mô hình hoàn toàn mới, khởi đầu cho liên minh ngân hàng – bảo hiểm vốn đã rất thịnh hành trên thế giới. Sau 6 năm hợp tác, năm 2005, BIDV đã có một quyết định táo bạo là mua lại phần vốn góp của QBE trong Liên doanh này để thành lập một công ty con 100% vốn của BIDV. Lúc đó, BIDV là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên mua lại vốn

góp của nước ngoài trong một doanh nghiệp để hình thành nên tổ chức kinh doanh trong nhiều lĩnh vực trong đó có bảo hiểm.

Ngày 10/4/2006, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 11GP/KDBH cho Công ty Bảo hiểm BIDV. Theo đó, Công ty Bảo hiểm BIDV là một đơn vị thành viên của (BIDV) có vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng. BIC chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006 với 24 cán bộ nhân viên và 01 chi nhánh tại TP.HCM. Đối với BIDV, BIC góp mặt vào thị trường bảo hiểm bên cạnh hoạt động ngân hàng là một nước cờ chiến lược mang tính lâu dài, nhằm xây dựng BIDV thành một định chế tài chính cung cấp các sản phẩm tài chính, ngân hàng “trọn gói, một cửa”. Vì thế mọi thoả thuận liên kết phân phối sản phẩm giữa BIC và BIDV bên cạnh nhiều hoạt động khác của BIDV đều nhằm tạo điều kiện tối đa để được mục tiêu phát triển BIC. Mục tiêu phát triển của BIC trong dài hạn cụ thể:

- Xây dựng BIC trở thành thương hiệu bảo hiểm uy tín và hiệu quả; là hoạt động trụ cột chính trong hệ thống BIDV.

- Phát triển BIC trở thành công ty bảo hiểm phi nhân thọ nằm trong Top 5 công ty có thị phần lớn nhất và tỷ suất sinh lời cao nhất của thị trường Việt Nam, có mức định hạng tín nhiệm quốc tế nằm trong nhóm các công ty bảo hiểm dẫn đầu của Việt Nam, thu nhập từ thị trường nước ngoài chiếm trên 30% vào năm 2020. Chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty nắm vốn (Holding), áp dụng kỹ năng quản trị hiện đại, kết nối hoạt động các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ giữa thị trường Việt Nam – Lào – Campuchia – Myanmar.

- Tăng trưởng quy mô, mở rộng hoạt động gắn liền với tăng trưởng bền vững, kiểm soát chất lượng bồi thường, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Với những mục tiêu dài hạn khi BIDV thực hiện đầu tư mua lại toàn bộ BIC và BIDV đã có những biện pháp hỗ trợ tích cực ở tầm vĩ mô nhằm thúc đẩy sự phát triển của BIC trong thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trong mục tiêu ngắn hạn, bản thân BIC với vai trò một thành viên của BIDV hay BIDV cũng muốn hướng đến hiệu quả lợi nhuận trực tiếp thu được từ hoạt động kinh doanh kết hợp phân phối bảo hiểm giữa BIC và BIDV. Trong mục tiêu ngắn hạn, mô hình phân phối giửa

BIDV và BIC chỉ dừng ở mô hình Thỏa thuận Phân phối (Distribution agreement). Mô hình kết hợp này giữa ngân hàng và bảo hiểm đưa những thoả thuận nhằm mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và công ty bảo hiểm, cụ thể như sau:

- Về phía ngân hàng, sẽ tăng cường khả năng cạnh, tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút nhiều hơn khách hàng mới sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng có thể tăng doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng mua bảo hiểm. Đặc biệt, ngân hàng có thể tăng thu nhập không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (phí chuyển khoản, ATM, thẻ tín dụng…), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm… Ngân hàng có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân phối hiện thời… nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định. Qua đó, ngân hàng tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, đồng thời, tạo thêm năng lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kỳ. Thêm vào đó, Bancassurance giúp giảm vốn theo rủi ro của ngân hàng.

Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm còn giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ của ngân hàng đối với các khoản cho vay. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh này còn giúp tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ phía bảo hiểm. Trong các thoả thuận hợp tác của công ty bảo hiểm và ngân hàng có bao hàm các thoả thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo hiểm thu được vào ngân hàng.

- Đối với Công ty bảo hiểm, Bancassurance tạo ra nguồn khách hàng mới, cơ hội cho các sản phẩm mới và tiết kiệm chi phí nhờ quy mô lớn. Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng của ngân hàng, qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Ngoài ra, công ty bảo hiểm còn đa dạng hóa các kênh phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh nhất là trong giai đoạn thị trường bão hoà, đồng thời giảm bớt sự biến động lợi nhuận theo thời gian. Khi công ty bảo hiểm bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt, giải quyết tốt bài toán

thu phí, thanh toán quyền lợi bảo hiểm bằng tiền mặt. Các công ty bảo hiểm còn tăng cường thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường trong việc sử dụng uy tín và thương hiệu của ngân hàng,

Trong khi đó, khách hàng được sử dụng các dịch vụ tài chính “trọn gói” với chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn. Khách hàng có thể quản lý rủi ro tốt hơn và hoạch định tài sản hiệu quả hơn. Đồng thời, khách hàng có thể được hưởng các dịch vụ gia tăng khác. Bên cạnh đó, khi mua bảo hiểm tại ngân hàng, khách hàng có thể có thêm niềm tin vì có thêm một người nữa để “bảo lãnh uy tín” cho Công ty bảo hiểm. Khách hàng cũng có thể được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Phân phối sản phẩm bảo hiểm của của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w