Quy trình bán bảo hiểm

Một phần của tài liệu Phân phối sản phẩm bảo hiểm của của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (Trang 80 - 83)

BIDV là ngân hàng thương mại có bề dày lâu đời, cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. BIDV và BIC liên kết phân phối sản phẩm bảo hiểm theo mô hình Thỏa thuận Phân phối (Distribution agreement), hỗ trợ đắc lực hiệu quả cho nhau. Dựa trên mô hình phân phối thoả thuận giữa BIDV và BIC, BIC đưa ra quy trình phân phối sản phẩm bảo hiểm tại BIDV, cụ thể:

Bước 1: Cung cấp sản phẩm bảo hiểm. BIC cung cấp thông tin và hỗ trợ đào tạo kiến thức về các sản phẩm bảo hiểm phân phối thông qua hệ thống BIDV tới từng đơn vị, chi nhánh. Sau đó từ từng đơn vị phổ biến thông tin về các sản phẩm cụ thể tới từng cán bộ ngân hàng dưới sự hỗ trợ của BIC.

Bước 2: Giới thiệu, chào bán bảo hiểm. Sau khi các cán bộ ngân hàng đã được trang bị đầy đủ kiến thức về các sản phẩm bảo hiểm của BIC, với vai trò là một đại lý bảo hiểm của BIC, các đơn vị, chi nhánh BIDV thực hiện nhiệm vụ theo quy định luật kinh doanh bảo hiểm Luật này cũng quy định nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm là "Giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc ký kết hợp đồng, thu phí bảo hiểm, thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện”. Như vậy các cán bộ ngân hàng BIDV có nhiệm vụ thuyết phục cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia bảo hiểm của công ty. Sự nhanh nhẹn, năng động của cán bộ ngân hàng góp phần thành công rất lớn tới việc thuyết phục khách hàng mua các sản phẩm bảo hiểm.

Cán bộ ngân hàng trao đổi với khách hàng các thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm bảo hiểm của BIC, giải thích về những quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng xác định rõ loại hình bảo hiểm tham gia và phân tích các rủi ro xảy ra. Phân tích rủi ro là phương pháp chính xác để xác định các nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Qua phân tích rủi ro sẽ giúp cán bộ ngân hàng biết được nhu cầu của khách hàng về từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, BIC cũng phải hỗ trợ các cán bộ ngân hàng trong công tác tư vấn đối với những hợp đồng bảo hiểm quan trọng có giá trị bảo hiểm lớn.

phẩm thì cán bộ ngân hàng phải cung cấp cho họ mọi giấy tờ có liên quan.

Bước 4: Thu phí bảo hiểm. Cán bộ ngân hàng thu phí bảo hiểm, cung cấp biên lai hoặc các giấy tờ khác theo sự ủy quyền và hướng dẫn của BIC từng thời kỳ.

Bước 5: Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Sau khi khách hàng ký hợp đồng, cán bộ ngân hàng phải thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng, đồng thời phải tư vấn thường xuyên cho họ khi có sự thay đổi trong chính sách của BIC, để không làm thiệt hại quyền lợi của khách hàng. Cán bộ ngân hàng có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ khách hàng giải quyết bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, và trả bảo hiểm trong một số trường hợp BIC có ủy quyền, việc này giúp bồi thường được giải quyết kịp thời giúp tiết kiệm rất nhiều cho khách hàng.

Bước 6: Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Thuyết phục khách hàng tái tiếp tục hợp đồng bảo hiểm, cán bộ ngân hàng phải thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng và theo dõi thời hạn hợp đồng bảo hiểm của khách hàng. Vì khi hợp đồng kết thúc họ có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm của BIC hoặc không. Với lợi thế của cán bộ ngân hàng, việc mời chào tư vấn và thuyết phục các khách hàng cũ của họ thường có xu hướng quay trở lại để tái tiếp tục hợp đồng.

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình bán bảo hiểm

(Nguồn: Quy trình phân phối sản phẩm bảo hiểm của BIC)

Một phần của tài liệu Phân phối sản phẩm bảo hiểm của của Tổng công ty bảo hiểm ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w