Trục lợi bảo hiểm đang diễn ra ngày càng phổ biến, với tính chất phức tạp hơn, quy mô lớn hơn. Đối tượng tham gia trục lợi không chỉ là khách hàng bảo hiểm, mà khách hàng cấu kết với nhân viên bảo hiểm, cơ quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ liên quan đến hồ sơ hiện trường xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất để đòi bồi thường. Trong khi đó, áp lực quy định về thời gian giải quyết bồi thường
(15 ngày) và thẩm quyền tổ chức hoặc nhờ điều tra những vấn đề nghi vấn của Doanh nghiệp bảo hiểm bị hạn chế. Theo thống kê sơ bộ của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đối với 5 DN bảo hiểm có thị phần lớn, số vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện lên tới 10% giá trị bồi thường.
Giải pháp cho vấn đề trên, BIC cần kiến nghị Bộ Tài chính cần phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Y tế để tổ chức giám định bảo hiểm y tế (Bảo hiểm Xã hội làm giám định độc lập cho các Doanh nghiệp bảo hiểm trong các vụ có nghi vấn trục lợi bảo hiểm); phối hợp với cơ quan công an (cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy) cung cấp hồ sơ hiện trường và điều tra giải quyết vụ tai nạn cho Doanh nghiệp bảo hiểm. Hành vi trục lợi bảo hiểm cũng cần đưa vào tội phạm hình sự để tăng tính răn đe; cho phép thành lập trung tâm phòng chống trục lợi bảo hiểm của ngành bảo hiểm.
Bản thân BIC cũng cần đưa ra cảnh báo tuyên truyền nhắc nhở về việc trục lợi bảo hiểm và các hình thức xử lý vi phạm trong trục lợi bảo hiểm đến từng cán bộ. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của cán bộ bảo hiểm tại BIC. Qua đó nâng cao vị thế uy tín và sự niềm tin của BIC đến từng khách hàng.
KẾT LUẬN
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, đã làm xuất hiện các kênh phân phối mới bên cạnh các kênh phân phối truyền thống. Trong đó, phân phối qua mạng lưới kết hợp ngân hàng (phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại) nổi lên như một kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm đặc biệt hiệu quả.
Thực tế cho thấy, phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trên thế giới, thậm chí ở nhiều nơi nó đã trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm chính, chẳng hạn ở Tây Ban Nha tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm khai thác qua ngân hàng trên tổng doanh thu chiếm 72%, ở Italia con số này là 70%, ở Pháp là 60%... Sự phát triển mạnh mẽ của kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại được lý giải bởi chính những ưu điểm vượt trội mà kênh phân phối này mang lại. Phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại ra đời mang lại lợi ích cho cả ba bên bao gồm: khách hàng, ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Trong 3 năm từ 2009 trở lại đây, nhận thức được rằng sự phân đoạn thị trường ngày càng rõ ràng, xu hướng của thế giới, BIC đã chú trọng vào việc phát triển các kênh phân phối. Điều này là một bước đi khá táo bạo của BIC khi thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn phát triển theo hướng chưa thực sự chuyên nghiệp, người dân chưa có đầy đủ hiểu biết và thói quen mua bảo hiểm. Nhưng, đây lại là một cái nhìn xa hơn, một mục tiêu dài hạn hơn khi BIC hướng tới việc hoàn thiện các kênh phân phối của mình, song song với việc hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm, để tạo nên một lực đẩy mạnh, hướng tới những bước đi dài hơn trong tương lai. Cùng với các kênh phân phối truyền thống như kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối qua đại lý, kênh phân phối qua môi giới, BIC đã tạo nên một hệ thống phân phối khá đầy đủ, tiếp cận được đa dạng nhóm đối tương khách hàng, thúc đẩy kinh doanh trên toàn hệ thống khi phát triển thêm hai kênh phân phối mới là kênh
phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại và kênh bán bảo hiểm trực tuyến . Đặc biệt, kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại là kênh đem lại nhiều kỳ vọng khi doanh thu tăng trưởng tốt qua các năm, và hiện nay phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại tại BIC được đánh giá là hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng thương mại tốt nhất trên thị trường.
1. Luật kinh doanh bảo hiểm, số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000.
2. Nghị định số 73/2016/NĐ-CP Hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000.
3. PGS.TS Nguyễn Văn Định (2010), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
4. TS. Phạm Thị Định (chủ biên) - PGS.TS Nguyễn Văn Định (2011), Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Website
1. Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
2. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: www.avi.org.vn 3. Trang web của BIC: www.bic.vn
4. Trang web của BIDV: www.bidv.com.vn 5. Trang web bán bảo hiểm trực tuyến của BIC:
www.baohiemtructuyen.com.vn www.baohiem24h.com
6. Trang web tham khảo:
https://home.abic.com.vn/vi/trang-chu.h.html; https://vietnamnet.vn/ https://thebank.vn/ http://baohiem-baoviet.com https://thongtinphapluatdansu.com https://webbaohiem/net https://www.dichvubaohiem.vn http://www.zbook.vn. http://ub.com.vn