Bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 47 - 49)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học

Qua bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền tự, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của một số trường đại học công lập trong nước, Đại học Thái Nguyên nói chung và Trường Đại học Nông Lâm nói riêng cũng cần vận dụng một cách có hiệu quả việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường, nhằm tăng nguồn thu và giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách của nhà nước, cụ thể như sau:

- Tăng nguồn thu bằng việc nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật

Nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao uy tín và vị thế của trường. Điều đó sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học và do đó các cơ sở đào tạo đại học sẽ có điều kiện tăng nguồn thu.

Xây dựng trường đại học thành các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ mạnh là một yêu cầu bức thiết. Việc nghiên cứu khoa học không chỉ giúp cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy mà còn tăng nguồn thu cho nhà trường. Hơn nữa, hiện nay nhu cầu chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại từ các cá nhân, các doanh nghiệp là rất lớn, vì vậy, Trường có thể tận dụng khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, tăng nguồn thu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

- Tăng cường gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp:

Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong đào tạo cán bộ... vẫn là xu thế phổ biến trên thế giới.

Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được coi là mô hình kết hợp nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiên cứu là sở hữu của cả hai bên, doanh nghiệp và trường đại học cùng chia sẻ lợi nhuận. Trong quá trình hợp tác này, doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm. Còn nhà trường có nguồn thu từ việc hợp tác với doanh nghiệp.

Do vậy, Nhà trường cần chủ động thành lập cơ quan điều hành hoạt động hợp tác này trong nhà trường. Có như vậy mới quy tụ được các nhà khoa học giỏi chuyên môn, hình thành đội ngũ nghiên cứu, từ đó hiệu quả hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp được nâng cao, mang lại lợi ích cho các bên tham gia.

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp từ thiện cho phát triển giáo dục. Ở Việt Nam hiện nay, việc khuyến khích và đưa ra ý tưởng khuyến khích đóng góp từ thiện từ các cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm cho các trường đại học chưa được chú trọng. Thông thường, các hoạt động đóng góp, ủng hộ cho sự phát triển của trường chỉ thực sự rầm rộ khi các trường tổ chức các sự kiện lớn, do vậy, chưa thu hút được nhiều và thường xuyên.

Để thu hút được nhiều nguồn tài trợ, đóng góp từ thiện, nhà trường cần thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của ban liên lạc cựu sinh viên, có hình thức vinh danh đối với những đóng góp của cựu sinh viên và các nhà tài trợ, đồng thời, tuyên truyền sâu, rộng đến cộng đồng để huy động được ngày càng nhiều các nguồn đóng góp. Muốn làm được điều đó các trường cần phải nâng cao chất lượng và uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài trợ cho sự nghiệp phát triển của các trường.

- Giảm chi phí bằng cách xây dựng tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu thực hành thực tập, xác định hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành, thực tập, đơn giá giờ giảng hợp lý tiết kiệm, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và công khai thu, chi tài chính. Cắt giảm nhân lực bằng các biện pháp phù hợp, khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách chi trả thu nhập tăng lên cho người lao động, chế độ công tác phí, sử dụng điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, mua sắm tài sản, chế đô giáo viên, nghiên cứu khoa học, hoạt động dịch vụ, trích lập và sử dụng các quỹ,… được thống nhất trong các kỳ hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 47 - 49)