Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Nông

thuộc Đại học Thái Nguyên

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng

- Các phòng ban chức năng: Nhà trường hiện có 8 phòng chức năng: 1) Phòng Đào tạo; 2) Phòng Hành chính - Tổ chức; 3) Phòng Công tác - HSSV; 4) Phòng Thanh tra-Pháp chế, 5) Phòng KHCN& QHQT; 6) Phòng Quản trị - Phục vụ; 7) Phòng Kế hoạch - tài chính; 8) Phòng KT&ĐBCLGD và 8 Trung tâm: 1) Trung tâm Thực hành - thực nghiệm; 2) Trung tâm Ngoại ngữ và tin học ứng dụng; 3) Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp miền núi; 4) Trung tâm Tài nguyên & Môi trường miền núi; 5) Trung tâm Liên kết ĐTQT & Tư vấn du học; 6) Trung tâm nghiên cứu phát triển lâm nghiệp miền núi phía Bắc; 7) Trung tâm nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc. 8) Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội

- Các Khoa và Bộ môn trực thuộc Ban giam hiệu: Trường hiện có 7 khoa chuyên môn và 1 khoa cơ bản.

Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của Trường Đại học Nông lâm năm 2012 - 2014

ĐVT: Người

STT Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 - Biên chế 319 311 314

2 - Hợp đồng trên một năm 176 186 201

3 - Hợp đồng mùa vụ 03 03 03

Tổng cộng 498 500 518

(Nguồn Phòng hành chính tổ chức - Trường Đại học Nông lâm)

Bảng 3.2: Quy mô đào tạo của trường Đại học Nông lâm

ĐVT: Học sinh, sinh viên

STT Hệ đào tạo Tuyển Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 sinh

Quy

Tuyển sinh

Quy

Tuyển sinh Quy mô

1 Đào tạo tiến sĩ 22 47 20 62 20 72

2 Đào tạo thạc sĩ 358 706 450 1.140 450 1.099

3 Đào tạo đại học chính quy 1.450 6.473 2.714 8.220 2.550 9.475

4 Đào tạo đại học hệ VHVL 1.558 6.137 1.062 5.906 1.000 6.012

5 Đào tạo liên thông 295 987 250 759 100 419

6 Dự bị đại học 627 500 500

Tổng cộng 4.310 14.350 4.996 16.087 4.620 17.077

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường

Bên cạnh tổ chức đảng và các đoàn thể, hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền của trường Đại học Nông lâm được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà trường

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Nông Lâm

* Chức năng

Trường Đại học Nông Lâm là cơ quan chuyên môn thuộc Đại học Thái Nguyên thực hiện các chức năng đào tạo bậc đại học và sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển nông thôn cho cả nước đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.

Phòng HCTC Phòng đào tạo Phòng KH - TC Phòng TTPC Phòng KT&ĐBCL Phòng CT-HSSV Phòng KHCN&HTQT Phòng QTPV Viện KHSS Viện NC&PTLN TT ĐT NCNTTS TT NN&THƯD TT ĐT TNCXH TT ĐT&PTQT Khoa KHCB Khoa CNTY Khoa Trồng trọt Khoa QLTN Khoa Môi trường Khoa KT&PTNT Khoa Lâm Nghiệp Khoa CNSH&CNTP BAN GIÁM HIỆU

Phòng chức năng

Các trung tâm, viện nghiên cứu

Khoa chuyên môn

Song song với đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, Nhà trường đã và đang trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ về nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xă hội của khu vực.

Trường Đại học Nông lâm chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Đại học Thái Nguyên.

Trường Đại học Nông lâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản giao dịch tại kho bạc nhà nước.

* Nhiệm vụ của nhà trường

- Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể phát triển nhà trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm.

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

- Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ công chức, viên chức và người học của trường

- Tuyển sinh và quản lý người học

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng SXKD và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức cho công chức, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.

- Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường; tăng cường các điều kiện đmar bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Tổ chức hoạt động KH&CN; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về KT-XH của địa phương và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, SXKD theo quy định của pháp luật.

- Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, NCKH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường.

- Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức, viên chức, cá hoạt động đào tạo, KHCN và hợp tác quốc tế của nhà trường, về quá trình học tập và phát triển sau tốt nghiệp của người học.

- Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Đại học Thái Nguyên

3.1.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và mọi hoạt động khác đã được Nhà trường đặc biệt chú ý. Ngoài sự hỗ trợ của Đại học Thái Nguyên, bằng sự cố gắng nỗ lực, huy động mọi nguồn vốn, công sức lao động của các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên, tiết kiệm mọi nguồn kinh phí, đến nay trên tổng diện tích là 102,85 ha, nhà trường đã xây dựng được 27.058 m2 nhà các loại, trong đó có 22.118 m2 nhà kiên cố, 2.116 m2 nhà cấp 4 và 2.824 m2 nhà tạm, 73 phòng học, 06 phòng máy tính, 04 phòng ngữ âm, đáp ứng đủ diện tích cho học tập của sinh viên.

Nhà trường có 33 phòng thí nghiệm, Viện khoa học sự sống, 02 trung tâm thực hành lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản với nhiều máy móc thiết bị hiện đại.

Thư viện điện tử được kết nối internet, có khả năng truy cập vào thư viện của các nguồn liệu nghiên cứu và học tập trong và ngoài nước.

Ký túc xá với 06 nhà 5 tầng, 03 nhà 3 tầng, 16 nhà 1 tầng với các trang thiết bị hiện đại đảm bảo đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày của sinh viên.

3.1.4. Về công tác quản lý tài chính

Nhà trường luôn được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt các quy định về quản lý tài chính, luật ngân sách Nhà nước. Công tác quản lý tài chính của Trường dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản và trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng, các khoa chuyên môn giúp cho công tác quản lý tài chính từng bước hoàn thiện, đảm bảo tính hợp pháp, chặt chẽ và đúng chế độ.

Để công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả Đại học Thái Nguyên, nhà trường đã trang bị cho bộ phận quản lý tài chính những thiết bị và hệ thống phần mềm quản lý thu chi hiện đại như: Phền mềm quản lý thu chi thường xuyên, phần mềm quản lý thu học phí…. Nhà trường cũng rất chú trọng đến công tác thay đổi công nghệ, nâng cấp phần mềm cho phù hợp với công tác quản lý Tài chính trong đơn vị.

3.2. Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học Nông lâm thuộc Đại học Thái Nguyên đại học Nông lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

3.2.1. Đặc điểm quản lý tài chính nhà trường

Trường Đại học Nông lâm là ĐVSN công lập thực hiện tự chủ tài chính từ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ và chuyển tiếp sang thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ. Công tác quản lý tài chính của Nhà trường được áp dụng chính sách thu - chi tài chính thống nhất: thu - chi qua một đầu mối do Phòng Kế hoạch - Tài chính đảm nhiệm. Phòng kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho Nhà trường trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.

Phòng Kế hoạch - Tài chính lập kế hoạch, quản lý và báo cáo quyết toán ngân sách của trường theo đúng quy định của Nhà nước và các quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ.

Các đơn vị có quyền chủ động trong việc chi các khoản trường giao chi, các đơn vị sử dụng và phải tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện việc tạm ứng, thanh - quyết toán tại Phòng kế hoạch - Tài chính, đồng thời phải tổ chức công khai tài chính tại đơn vị mình.

Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất theo quy định về chứng từ thu chi ngân sách, mục lục ngân sách Nhà nước, hệ thống tài khoản, số sách, biểu mẫu báo cáo và đối tượng sử dụng ngân sách.

Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý việc chấp hành các chế độ thu chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Trong quá trình triển khai tự chủ về tài chính tại đơn vị, trường đại học Nông lâm đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó quy định rõ các nội dung thu và các định mức chi trường được tự chủ. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường là một công cụ quản lý tài chính quan trọng của đơn vị, là căn cứ để Hiệu trưởng điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ NSNN và nguồn thu sự nghiệp và còn là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm soát chi đối với trường. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường được bổ sung và điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với các văn bản quy định tài chính hiện hành và trên cơ sở khả năng tài chính của đơn vị

Nguồn tài chính hàng năm của trường bao gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và kinh phí từ các dự án.

Kinh phí NSNN cấp hàng năm gồm có:

- Kinh phí cấp cho chi thường xuyên;

- Kinh phí cấp cho thực hiện các đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; - Kinh phí cấp cho đào tạo lại cán bộ;

- Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao;

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Các nguồn thu sự nghiệp của trường bao gồm:

- Thu học phí.

- Thu lệ phí tuyển sinh.

- Thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo.

- Thu từ các hoạt động dịch vụ của trường: nhà gửi xe, nhà thi đấu, căn tin... được xác định cụ thể theo từng hợp đồng đấu thầu hoặc giao thầu.

- Thu từ tiền sinh viên ở khu nội trú; Từ nguồn trích nộp của các Trung tâm trực thuộc trường.

- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu hợp pháp khác được để lại trường sử dụng theo quy định của Nhà nước.

Kinh phí viện trợ, tài trợ:

- Thu từ các khoản tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo của trường.

3.2.2. Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính

3.2.2.1. Lập dự toán

Hệ thống dự toán thu - chi giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính trong các trường đại học công lập, nhằm đảm bảo sự giám sát của Nhà nước về lĩnh vực tài chính của đơn vị, đồng thời giúp đơn vị bảo đảm cân đối thu chi. Trong các trường đại học công lập, có hai hệ thống dự toán thu chi tồn tại đồng thời gắn với hai nguồn kinh phí chủ lực: ngân sách cấp và học phí, lệ phí.

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của các trường đại học là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của nhà trường, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của nhà trường, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho Nhà trường.

Khi xây dựng dự toán thu chi các trường cần căn cứ vào: Phương hướng nhiệm vụ của đơn vị

Chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được Kinh nghiệm thực hiện các năm trước Khả năng ngân sách nhà nước cho phép

Khả năng cấp vật tư của Nhà nước và của thị trường Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị

3.2.2.2. Thực hiện dự toán

Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính trường đại học. Đây là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong kế hoạch thành hiện thực. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà trường. Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị. Do đó đây là một nội dung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính của nhà trường. Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách (ở nước ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm).

Căn cứ thực hiện dự toán

Dự toán thu chi (kế hoạch) của nhà trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự toán của nhà trường. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện. Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng được luật hoá, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà trường. Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán

Đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí. Do sự hạn hẹp của nguồn kinh phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 55)