Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp: thu thập thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu: Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Các thông tư hướng dẫn thực hiện; Nghị định 49/2010/NĐ-CP Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên; Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, báo cáo đánh giá thực hiện NĐ 43/NĐ - CP, các văn bản quản lý của Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên từ năm 2012 đến năm 2014.

- Thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm tại Ban Giám hiệu, các phòng, khoa trong Nhà trường, và kiến thức của bản thân để đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt quyền tự chủ trong công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá.

2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá thông tin

- Phương pháp đồ thị, biểu đồ: Là phương pháp dùng các hình vẽ, đường nét hình học dùng để mô tả có tính quy ước các số liệu, thông tin thống kê. Đồ thị hay biểu đồ thống kê sử dụng các số liệu kết hợp với hình vẽ, đường nét, màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trựng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, xu hướng biến động, mối liên hệ, quan hệ so sánh… của hiện tượng, vấn đề nghiên cứu, giúp cho người đọc nhận thức được những biểu hiện, đặc trưng của hiện tượng một cách nhanh chóng, từ đó nhận ra được những nội dung chủ yếu của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp bảng thống kê: Là phương pháp dùng bảng biểu để trình bày các thông tin thống kê một cách có hệ thống, hợp lý, rõ ràng nhằm nêu lên những đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho người xem hiểu được mối liên hệ giữa các số liệu trong bảng, thực hiện việc so sánh, đối chiếu để rút ra bản chất của hiện tượng nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê mô tả: Nguồn dữ liệu thống kê về nguồn lực, qua trình hình thành và phát triển của đơn vị nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm:

Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo qua các năm, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá thực hiện quyền tự chủ về tài chính.

- Phương phá p so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác đi ̣nh mức đô ̣ biến đô ̣ng của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liê ̣u kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thu

a. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp

- Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%)

+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với trường đại học công lập (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

b. Thu hoạt động sự nghiệp

- Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%):

+ Thu học phí đào tạo chính quy: Các khoản thu trực tiếp từ học sinh, sinh viên hệ chính quy.

+ Thu học phí hệ không chính quy: Các khoản thu đối với học sinh, sinh viên hệ VHVL tại trường và tại các cơ sở liên kết đào tạo

+ Thu từ hoạt động Khoa học công nghệ + Thu từ hoạt động hợp tác Quốc tế

c. Thu khác:

- Giá trị và cơ cấu nguồn thu (%):

+ Các khoản thu từ nhà trông xe, lệ phí KTX, Các lớp chứng chỉ, khu dịch vụ cho sinh viên, thanh lý tài sản…

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về chi

- Giá trị và cơ cấu chi ngân sách cho các mục chi thường xuyên (%) a. Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị

- Chi thanh toán cá nhân gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, các khoản thanh toán khác cho cá nhân…

- Chi thanh toán về hàng hoá, dịch vụ gồm: dịch vụ công cộng, vật tư van phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi hội nghị; công tác phí; đoàn ra đoàn vào; sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; chi phí chuyên môn…

- Chi các khoản chi khác gồm: Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi hỗ trợ khác, chi lập các quỹ….

b. Chi không thường xuyên.

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;

- Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định, thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2.3.3. Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên

a. Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên (về mặt tuyệt đối)

Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động

thường xuyên (i)

= Tổng số nguồn thu

sự nghiệp (A) -

Tổng số chi hoạt động thường xuyên (B)

+ i ≥ 0: Là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, nhà nước không phải dùng ngân sách để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

+ -B < i < 0: Là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị

+ i ≤ -B: Là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

b. Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên (về mặt tương đối)

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động

thường xuyên của đơn vị (%) (i) =

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 100 Tổng số chi hoạt động

thường xuyên

+ i ≥ 100%: Là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, nhà nước không phải dùng ngân sách để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

+ 10% < i < 100%: Là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

+ i < 10%: Là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

Chương 3

THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ

TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về trường đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1970 theo Quyết định số 98/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ khi thành lập tên của trường đã có nhiều thay đổi qua nhiều thời kỳ để phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của thực tiễn:

Từ tháng 9 năm 1970 trên cơ sở của Trường Trung học Nông lâm nghiệp Việt Bắc Trường được đổi tên thành Trường Đại học Kĩ thuật miền núi;

Ngày 25 tháng 2 năm 1971, Nhà trường được đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm miền núi theo quyết định số 56/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 31 tháng 3 năm 1972, Thủ tướng chính phủ đã có văn bản số 750 VP/15 về việc đổi tên Trường Đại học Nông Lâm miền núi thành Trường Đại học Nông nghiệp III.

Ngày 04 tháng 4 năm 1994, Đại học Thái Nguyên được thành lập theo nghị định số 31/CP của Chính phủ và Trường Đại học Nông nghiệp III trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi là Trường Đại học Nông Lâm.

Từ ngày thành lập đến nay, Nhà trường đã không ngừng phát triển, trưởng thành và khẳng định được vị trí trọng điểm số một, thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực nông, lâm nghiệp cho khu vực. Ngày đầu thành lập, Nhà trường mới chỉ đào tạo đại học cho 2 ngành, đến nay đã có 20 chuyên ngành đại học, 7 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 7 chuyên ngành đào tạo tiễn sĩ. Tính đến năm 2014, Trường đã đào tạo cho đất nước hơn 27000 kỹ sư, hàng nghìn thạc sĩ, hơn 60 tiến sĩ và nhiều cán bộ trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên ngành Nông lâm nghiệp, Tài nguyên và môi trường, phát triển nông thôn, trong đó 50% là con em các dân tộc thiểu số và người sống ở vùng sâu vùng xa khu vực miền núi.

Lực lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo từ Nhà trường đã và đang đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 70% cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang làm việc ở các tỉnh miền núi phía Bắc được đào tạo từ Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, nhiều người giữ chức vụ quan trọng Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện… Hiện tại có 395 cựu sinh viên do trường đào tạo đang giữ chức vụ chủ chốt cấp huyện trở lên, 43 đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh, lãnh đạo cấp Bộ, Ngành và Trung ương, có 8 đồng chí là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2 đồng chí là Bộ trưởng.

Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Nhà trường có tổng số 518 CBVC, trong đó có 322 cán bộ giảng dạy (chiếm 62,2% trong tổng số CBVC của nhà trường), trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao (Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ) là 105 người chiếm 32,6 % trong tổng số cán bộ giảng dạy của nhà trường. Số giảng viên có trình độ thạc sỹ là 196 người (trong đó có 67 người đang là nghiên cứu sinh). Ngoài lực lượng cán bộ giảng dạy cơ hữu của trường, Nhà trường còn có một lực lượng đông đảo cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm và thỉnh giảng có trình độ cao hiện đang công tác tại các Viên nghiên cứu đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khu vực Miền núi phía Bắc. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ cao của trường tương đương với các trường đẳng cấp quốc tế trong khu vực và là tốp trên của các trường đại học trong nước.

Cơ sở vật chất đầy đủ cùng với cảnh quan, môi trường xanh, sạch đẹp đã tạo điều kiện để Nhà trường thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong suốt những năm vừa qua, đồng thời đáp ứng những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới.

Với những thành tích to lớn, rất đáng tự hào mà các thế hệ cán bộ viên chức và sinh viên Nhà trường đã đạt được, Trường Đại học Nông Lâm đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng ba (1981), Huân chương Lao động hạng hai (1985), Huân chương Lao động hạng nhất (1995), Huân chương Độc lập hạng ba (2005), Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2013) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhiều cán bộ của trường đã được phong tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng

- Các phòng ban chức năng: Nhà trường hiện có 8 phòng chức năng: 1) Phòng Đào tạo; 2) Phòng Hành chính - Tổ chức; 3) Phòng Công tác - HSSV; 4) Phòng Thanh tra-Pháp chế, 5) Phòng KHCN& QHQT; 6) Phòng Quản trị - Phục vụ; 7) Phòng Kế hoạch - tài chính; 8) Phòng KT&ĐBCLGD và 8 Trung tâm: 1) Trung tâm Thực hành - thực nghiệm; 2) Trung tâm Ngoại ngữ và tin học ứng dụng; 3) Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp miền núi; 4) Trung tâm Tài nguyên & Môi trường miền núi; 5) Trung tâm Liên kết ĐTQT & Tư vấn du học; 6) Trung tâm nghiên cứu phát triển lâm nghiệp miền núi phía Bắc; 7) Trung tâm nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc. 8) Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội

- Các Khoa và Bộ môn trực thuộc Ban giam hiệu: Trường hiện có 7 khoa chuyên môn và 1 khoa cơ bản.

Bảng 3.1: Quy mô nhân sự của Trường Đại học Nông lâm năm 2012 - 2014

ĐVT: Người

STT Diễn giải Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 - Biên chế 319 311 314

2 - Hợp đồng trên một năm 176 186 201

3 - Hợp đồng mùa vụ 03 03 03

Tổng cộng 498 500 518

(Nguồn Phòng hành chính tổ chức - Trường Đại học Nông lâm)

Bảng 3.2: Quy mô đào tạo của trường Đại học Nông lâm

ĐVT: Học sinh, sinh viên

STT Hệ đào tạo Tuyển Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 sinh

Quy

Tuyển sinh

Quy

Tuyển sinh Quy mô

1 Đào tạo tiến sĩ 22 47 20 62 20 72

2 Đào tạo thạc sĩ 358 706 450 1.140 450 1.099

3 Đào tạo đại học chính quy 1.450 6.473 2.714 8.220 2.550 9.475

4 Đào tạo đại học hệ VHVL 1.558 6.137 1.062 5.906 1.000 6.012

5 Đào tạo liên thông 295 987 250 759 100 419

6 Dự bị đại học 627 500 500

Tổng cộng 4.310 14.350 4.996 16.087 4.620 17.077

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường

Bên cạnh tổ chức đảng và các đoàn thể, hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền của trường Đại học Nông lâm được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà trường

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Nông Lâm

* Chức năng

Trường Đại học Nông Lâm là cơ quan chuyên môn thuộc Đại học Thái Nguyên thực hiện các chức năng đào tạo bậc đại học và sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển nông thôn cho cả nước đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.

Phòng HCTC Phòng đào tạo Phòng KH - TC Phòng TTPC Phòng KT&ĐBCL Phòng CT-HSSV Phòng KHCN&HTQT Phòng QTPV Viện KHSS Viện NC&PTLN TT ĐT NCNTTS TT NN&THƯD TT ĐT TNCXH TT ĐT&PTQT Khoa KHCB Khoa CNTY Khoa Trồng trọt Khoa QLTN Khoa Môi trường Khoa KT&PTNT Khoa Lâm Nghiệp Khoa CNSH&CNTP BAN GIÁM HIỆU

Phòng chức năng

Các trung tâm, viện nghiên cứu

Khoa chuyên môn

Song song với đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, Nhà trường đã và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 49)