Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 110 - 113)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Về phía Nhà nước

Để phát triển hoạt động sự nghiệp và hoàn thiện cơ chế tự chủ tại mỗi đơn vị thì các quy định, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đóng vai trò là cơ sở, nền tảng. Nếu các cơ chế chính sách không phù hợp hay còn tồn tại những bất hợp lý có thể là rào cản gây khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp trong quá trình thực hiện tự chủ về tài chính. Vì vậy, sự can thiệp gián tiếp của Nhà nước thông qua các cơ

chế, chính sách là rất quan trọng, tạo động lực cho các đơn vị trong quá trình thực hiện tự chủ. Để tạo điều kiện cho các trường Đại học, Cao đẳng hoàn thiện cơ chế tự chủ tại đơn vị mình, Nhà nước cần thực hiện:

- Thứ nhất, không nên quy định giới hạn trần về tổng thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện cơ chế tự chủ.

Mặc dù Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính vừa mới được ban hành có quy định giới hạn trần tối đa về tổng mức thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong đơn vị không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do Nhà nước quy định. Tuy nhiên Nhà nước nên bỏ quy định này nhằm thúc đẩy các đơn vị đẩy mạnh phát triển các hoạt động sự nghiệp đóng góp tích cực vào thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp. Nếu Nhà nước vẫn quy định giới hạn trần về tổng mức thu nhập trong năm trả cho người lao động thì sẽ không đạt được mục đích; ngược lại còn làm giảm động lực thúc đẩy các đơn vị thực hiện chủ trương tăng thu của các hoạt động sự nghiệp.

Mặt khác, quy định về giới hạn trần tối đa về tổng mức thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong đơn vị nhằm hạn chế tình trạng các đơn vị chỉ vì lợi ích trước mắt tăng thu nhập cho người lao động mà không quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ…

- Thứ hai, Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn định mức rõ ràng để làm

căn cứ phân bổ ngân sách cho các trường, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay chủ yếu dựa vào đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo, phân bổ mang tính cào bằng mà chưa tính đến khối ngành đào tạo sang cơ chế phân bổ mới dựa trên cơ sở đầu ra và dựa trên lực lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, dựa trên kết quả kiểm định về chất lượng đào tạo của các trường ĐHCL. Việc đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bằng cách dựa trên cơ sở đầu ra hơn là dựa trên cơ sở đầu vào. Các chỉ số thực hiện để sử dụng xác định mức độ cấp phát ngân sách có thể là số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, số lượng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất và kết quả kiểm định chất lượng của trường đại học. Đối với cơ chế phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học thì dựa trên đánh giá chất lượng của các công trình nghiên cứu, sản phẩm do kết quả các đề tài đem lại và các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước nên phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học theo hình thức đấu thầu.

- Thứ ba, hoàn thiện các quy định về phân cấp, quản lý và sử dụng biên chế, hợp đồng lao động, trao quyền thực sự cho Thủ trưởng đơn vị sắp xếp bộ máy trong đơn vị nhằm tạo cho đơn vị chủ động thực sự trong thực hiện nhiệm vụ.

- Thứ tư, thay đổi quy định giao chỉ tiêu tuyển sinh Cao học, Đại học, Cao

đẳng…để trường có quyền tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, năng lực đào tạo và nguồn lực tài chính của trường. Việc tuyển sinh trường sẽ do Nhà trường căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất, số lượng, chất lượng giáo viên và khả năng tài chính để xác định cho phù hợp. Nhà nước thay việc giao chỉ tiêu tuyển sinh như hiện nay bằng việc quy định các chỉ tiêu tuyển sinh đảm bảo yêu cầu chất lượng, thực hiện thống nhất giữa các trường. Nâng cao tính tự chủ hơn nữa cho các trường đại học cả về tài chính, về học thuật (lựa chọn các chương trình đào tạo mới) và về cơ cấu tổ chức và nhân sự (thành lập cơ cấu tổ chức phù hợp và quyền tuyển chọn cán bộ); Tạo điều kiện, hỗ trợ cho các trường đại học trong việc liên kết đào tạo với nước ngoài, trong việc gửi cán bộ ra nước ngoài học tập nâng cao trình độ theo ngân sách Nhà nước cấp. Công khai hoá các chủ trương, chính sách, quy trình, chỉ tiêu để khuyến khích và thu hút đầu tư quốc tế giáo dục - đào tạo.

- Thứ năm, sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp khi đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Hệ thống văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đã bộc lộ những bất cập, lạc hậu gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng khi thực hiện cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tài chính. Vì vậy, sửa đổi, ban hành các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo ra cơ chế thuận lợi hơn cho các trường đại học, cao đẳng thực hiện quyền tự chủ tài chính của mình. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phải được tính toán kỹ càng dựa trên các căn cứ khoa học và cơ sở khách quan, tránh tình trạng các tiêu chuẩn, định mức không có tính thực tiễn, kìm hãm sự phát triển hoạt động sự nghiệp. Nghiên cứu sửa đổi chế độ học phí, học bổng sao cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Trên cơ sở khung học phí mới Nhà trường sẽ chủ động tự quy định mức thu của mình cho phù hợp. Học phí các trường thu phải đủ bù cho công tác đào tạo phù hợp với thu nhập của từng khối dân cư và bao gồm cả công tác xây dựng cơ bản và trả lương cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên. Các trường sẽ cạnh tranh trong dịch vụ và chất lượng đào tạo để thu hút học viên và sinh viên theo học và nghiên cứu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 110 - 113)