5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Đặc điểm quản lý tài chính nhà trường
Trường Đại học Nông lâm là ĐVSN công lập thực hiện tự chủ tài chính từ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ và chuyển tiếp sang thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ. Công tác quản lý tài chính của Nhà trường được áp dụng chính sách thu - chi tài chính thống nhất: thu - chi qua một đầu mối do Phòng Kế hoạch - Tài chính đảm nhiệm. Phòng kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho Nhà trường trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.
Phòng Kế hoạch - Tài chính lập kế hoạch, quản lý và báo cáo quyết toán ngân sách của trường theo đúng quy định của Nhà nước và các quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ.
Các đơn vị có quyền chủ động trong việc chi các khoản trường giao chi, các đơn vị sử dụng và phải tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện việc tạm ứng, thanh - quyết toán tại Phòng kế hoạch - Tài chính, đồng thời phải tổ chức công khai tài chính tại đơn vị mình.
Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất theo quy định về chứng từ thu chi ngân sách, mục lục ngân sách Nhà nước, hệ thống tài khoản, số sách, biểu mẫu báo cáo và đối tượng sử dụng ngân sách.
Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý việc chấp hành các chế độ thu chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai tự chủ về tài chính tại đơn vị, trường đại học Nông lâm đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó quy định rõ các nội dung thu và các định mức chi trường được tự chủ. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường là một công cụ quản lý tài chính quan trọng của đơn vị, là căn cứ để Hiệu trưởng điều hành việc sử dụng, quyết toán kinh phí từ NSNN và nguồn thu sự nghiệp và còn là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm soát chi đối với trường. Quy chế chi tiêu nội bộ của trường được bổ sung và điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với các văn bản quy định tài chính hiện hành và trên cơ sở khả năng tài chính của đơn vị
Nguồn tài chính hàng năm của trường bao gồm kinh phí do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và kinh phí từ các dự án.
Kinh phí NSNN cấp hàng năm gồm có:
- Kinh phí cấp cho chi thường xuyên;
- Kinh phí cấp cho thực hiện các đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; - Kinh phí cấp cho đào tạo lại cán bộ;
- Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Các nguồn thu sự nghiệp của trường bao gồm:
- Thu học phí.
- Thu lệ phí tuyển sinh.
- Thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo.
- Thu từ các hoạt động dịch vụ của trường: nhà gửi xe, nhà thi đấu, căn tin... được xác định cụ thể theo từng hợp đồng đấu thầu hoặc giao thầu.
- Thu từ tiền sinh viên ở khu nội trú; Từ nguồn trích nộp của các Trung tâm trực thuộc trường.
- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu hợp pháp khác được để lại trường sử dụng theo quy định của Nhà nước.
Kinh phí viện trợ, tài trợ:
- Thu từ các khoản tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo của trường.