Nhóm giải pháp trong việc khai thác nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 101 - 105)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Nhóm giải pháp trong việc khai thác nguồn tài chính

Qua phân tích thực trạng nguồn tài chính huy động của trường đại học Nông lâm hiện nay cho thấy, nguồn tài chính duy trì hoạt động của trường chủ yếu từ NSNN cấp chi thường xuyên phục vụ đào tạo và từ thu học phí, lệ phí của người học. Các nguồn thu khác từ các hoạt động của nhà trường như thu từ hoạt động dịch vụ, hoạt động liên doanh liên kết, hoạt động chuyển giao công nghệ và nguồn thu từ đóng góp của xã hội (như thu từ đóng góp của cựu sinh viên, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nguồn tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước) rất thấp. Điều này thể hiện sự kém bền vững, kém đa dạng của nguồn tài chính trong đào tạo đại học của nhà trường. Để phát triển nguồn tài chính theo hướng bền vững, trường đại học Nông lâm cần tăng cường khai thác, đa dạng hóa các nguồn tài chính cụ thể sau:

4.2.1.1. Đối với nguồn NSNN

Trong những năm qua, NNSN vân luôn là nguồn kinh phí rất quan trọng của nhà trường và đặc biệt sẽ là nguồn chủ yếu trong đầu tư phát triển, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn thu hàng năm của Trường Đại học Nông lâm. Mặc dù nguồn kinh phí thường xuyên là do NSNN cấp hàng năm không tăng và ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của nhà trường song đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Có thể nói nguồn NSNN hiện vẫn là nguồn kinh phí hỗ trợ phần lớn cho nhà trường. Bởi ngoài kinh phí thường xuyên, NSNN còn đầu tư với khối lượng lớn cho nhà trường dưới các Dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia. Tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của các Bộ, Ngành và lãnh đạo các tỉnh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính để trường khai thác tối đa nguồn tài chính được cấp từ Ngân sách Nhà nước. Thời gian tới, nhà trường đồng thời thực hiện hai dự án lớn là Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng trường hiện đã được Bộ Tài chính phê duyệt với tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng. Với nhu cầu kinh phí này, trong điều kiện thực tế nguồn thu từ học phí và các khoản khác của nhà trường còn nhiều hạn hẹp, do vậy nếu không khai thác tốt nguồn ngân sách Nhà nước cấp thì việc cân đối nhu cầu tài chính thực hiện dự án nâng cấp mở rộng trường khó có thể thực hiện được.

4.2.1.2. Đối với nguồn phí, lệ phí

Học phí là khoản đóng góp một phần của người học đối với sự nghiệp đào tạo của các trường. Lệ phí là những khoản thu đối với các dịch vụ đặc biệt như tuyển sinh, thi cử, tốt nghiệp. Thực hiện chế độ thu học phí ở các trường đại học

công lập nói chung đã dần xóa bỏ tâm lý ỷ lại vào Nhà nước của người học, từ đó thúc đẩy trách nhiệm của người học và gia đình đối với việc học tập của con em mình. Thu học phí là khoản tiền bù đắp thiếu hụt mà Ngân sách nhà nước không đủ trang trải cho các trường đại học. Mặt khác, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân, xã hội và gia đình cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Thu học phí không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, hỗ trợ cho nguồn Ngân sách nhà nước mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội, tạo nên sự hiểu biết và tự giác của người học thông qua việc đóng góp một phần kinh phí cho nhà trường. Nhưng chế độ học phí của trường thế nào, dựa vào những căn cứ nào cho xác đáng, cho phù hợp, vừa tránh được tình trạng sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, vừa phải đảm bảo hỗ trợ cho trường là điều cân nhắc. Thu học phí phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý nhằm huy động có hiệu quả sự đóng góp của người học. Vì vậy, căn cứ vào khung học phí do Nhà nước quy định, việc xác định mức học phí phải nghiên cứu đầy đủ mức thu nhập của người dân, phải đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, đồng thời phải quan tâm đến chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người thuộc diện chính sách. Đối với Trường Đại học Nông Lâm, việc thu học phí sẽ tạo được nguồn thu, trường sẽ chủ động trong việc định hướng mở rộng hoặc thu hẹp các chương trình đào tạo, có quyền tự quyết định lớn hơn trong việc định ra chương trình riêng của mình, cho phép có thể giữ một phần nguồn thu để sử dụng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đảm bảo đầu ra của trường đúng hướng hơn. Tuy nhiên trường cần phải chú ý xem xét các biện pháp hỗ trợ cần thiết để khuyến khích các sinh viên con em các gia đình nghèo khó nhưng lại có đủ điều kiện về học lực theo học và phải đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ mà Nhà nước giao.

Nhà trường cần thể chế hoá quy chế về học phí và các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh mức thu có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí . Xây dựng khung học phí theo chương trình đào tạo, cơ cấu ngành đào tạo. Mức thu học phí trước đây chưa có sự phân biệt theo chương trình, ngành đào tạo, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đặc thù riêng của từng chương trình, ngành đào tạo. Khung phí mới cần được phân biệt:

- Học phí theo chương trình đào tạo như đào tạo đại trà, đào tạo chất lượng cao, đào tạo liên kết quốc tế…

- Học phí theo ngành nghề đào tạo: chi phí đào tạo là cơ sở quan trọng để xác định mức học phí mà học sinh phải đóng góp. Đối với từng nhóm ngành, chuyên ngành đào tạo khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau, do đó mức thu học phí cũng khác nhau. Khung học phí mới phải phù hợp theo ngành - học phí theo khu vực nhằm đảm bảo thực hiện tốt chính sách xã hội. Một mặt xây dựng khung học phí mới, đồng thời vẫn đảm bảo công bằng xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội của Nhà nước. Khung học phí sẽ có chế độ miễn giảm đối với sinh viên nghèo, sinh viên dân tộc thiểu số, sinh viên vùng sâu, vùng xa, sinh viên là con em gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.

Để mở rộng nguồn thu từ học phí và các khoán đóng góp của người học, trường cần phải phát triển một hệ thống hỗ trợ tài chính cho sinh viên một cách hiệu quả, bao gồm học bổng và cho vay vốn đối với sinh viên. Do vậy, nhà trương cần tiến hành:

- Xem xét lại mức học bổng với mục tiêu hỗ trợ về tài chính cho sinh viên. Chính sách học bổng ngoài khuyến khích kết quả học tập cần đặc biệt nhấn mạnh đến diện chính sách xã hội kể cả số sinh viên con gia đình có thu nhập thấp. Đồng thời đảm bảo mức học bổng và quỹ học bổng không thấp hơn so với quy định của Nhà nước.

Tách việc cấp phát học bổng thành một quỹ riêng ngoài kinh phí thường xuyên của trường và nếu có thể giao cho một cơ quan chuyên trách lo việc xét và chu cấp học bổng cho sinh viên. Bộ phận này đồng thời đảm nhiệm việc kêu gọi tài trợ học bổng cho các học sinh, sinh viên từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài.

Các đối tượng đang được xét miễn hoặc giảm học phí, trong tương lai nên dùng học bổng để những diện này phải đóng học phí, tạo ra sự bình đẳng giữa các đối tượng.

Bên cạnh việc quy định mức thu học phí, lệ phí hợp lý phù hợp với quy định của Nhà nước, việc tăng nguồn thu từ học phí, lệ phí còn được thực hiện bằng cách mở rộng quy mô, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện liên kết, liên thông trong đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng thực tế đối với các cơ sở trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học khác, với các trung tâm đào tạo…ở các tỉnh và thành phố khác để thực hiện các chương trình đào tạo.

Triển khai các chương trình đào tạo gắn liền với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, qua đó nhà trường có thể thu học phí từ sự đóng góp của các cơ sở trực tiếp sử dụng nhân lực do trường đào tạo. Tích cực thực hiện hoặc tham gia thực

hiện dự án đầu tư về đào tạo trong và ngoài nước… từ các nguồn tài trợ, viện trợ, vay của các tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân trong nước và nước ngoài… Mục tiêu là không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học bậc cao, khẳng định vị trí của Trường Đại học Nông lâm trong hoạt động giáo dục - đào tạo - nghiên cứu khoa học. Thu hút sự tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình tổ chức đào tạo và tiếp nhận người tốt nghiệp sau khi đào tạo bằng các hình thức: hợp tác đào tạo giữa nhà trường và các doanh nghiệp, hợp tác nghiên cứu các đề tài gắn với thực tiễn, doanh nghiệp giao lưu, báo cáo thực tế, tổ chức tham quan doanh nghiệp, giảng viên nghiên cứu thực tiễn tại các cơ sở, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm.

4.2.1.3. Đối với nguồn vốn khác:

Đại học Thái Nguyên, một trường đại học vùng trọng điểm, là đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Vì vậy, là một trường thành viên, Trường Đại học Nông Lâm có một vị trí quan trọng trong mạng lưới các trường đại học của Đại học vùng Thái Nguyên. Trường Đại học Nông Lâm là cơ sở có bề dầy kinh nghiệm, uy tín về đào tạo trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để Nhà trường mở rộng hoạt động đào tạo, nghiên cứu bằng việc ký kết hợp đồng đào tạo, nghiên cứu với bên ngoài để tăng thêm nguồn thu cho nhà trường đồng thời tăng thêm thu nhập cho giáo viên, và nâng cao được chất lượng đào tạo, nghiên cứu. Mở rộng quan hệ, tích cực tìm kiếm, tham gia thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, vốn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai, ứng dụng. Phát triển, nâng cấp công tác nghiên cứu khoa học ở tất cả các hướng, phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một trong những thuận lợi của trường Đại học Nông Lâm khi được giao tự chủ đó là được phép liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Để phát huy lợi thế này, trường cần cần chủ động đưa ra các giải pháp nhằm tăng nguồn tài chính như:

* Thực hiện chủ động vốn từ Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ từ năm 2006 như:

Tận dụng mặt bằng, kinh doanh, liên doanh liên kết

Đầu tư, liên doanh liên kết, khai thác tiền nhàn rỗi trong cán bộ, viên chức để mua sắm trang thiết bị kinh doanh có hiệu quả

Hợp tác đầu tư với các cơ sở đào tạo trong tỉnh về hoạt động đào tạo * Nguồn vốn liên doanh, liên kết

Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân đầu tư để hoạt động dịch vụ phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn của nhà trường, đáp ứng nhu cầu xã hội.

* Nguồn thu dịch vụ

Phát huy khả năng vốn có như: Nhân lực, nhà cửa, đất đai, máy móc, thiết bị để mở rộng các dịch vụ phục vụ cho người học và xã hội, tăng nguồn thu, tăng tích lũy tái sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động.

* Viện trợ quốc tế

Mở rộng quan hệ với cá nhân, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ Tích cực xây dựng các dự án để thu hút các khoản viện trợ chính thức từ nước ngoài (nguồn vốn ODA), từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 101 - 105)