Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 60 - 64)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính

3.2.2.1. Lập dự toán

Hệ thống dự toán thu - chi giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý tài chính trong các trường đại học công lập, nhằm đảm bảo sự giám sát của Nhà nước về lĩnh vực tài chính của đơn vị, đồng thời giúp đơn vị bảo đảm cân đối thu chi. Trong các trường đại học công lập, có hai hệ thống dự toán thu chi tồn tại đồng thời gắn với hai nguồn kinh phí chủ lực: ngân sách cấp và học phí, lệ phí.

Lập dự toán thu chi các nguồn kinh phí của các trường đại học là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của nhà trường, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của nhà trường, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho Nhà trường.

Khi xây dựng dự toán thu chi các trường cần căn cứ vào: Phương hướng nhiệm vụ của đơn vị

Chỉ tiêu, kế hoạch có thể thực hiện được Kinh nghiệm thực hiện các năm trước Khả năng ngân sách nhà nước cho phép

Khả năng cấp vật tư của Nhà nước và của thị trường Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị

3.2.2.2. Thực hiện dự toán

Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính trường đại học. Đây là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong kế hoạch thành hiện thực. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển nhà trường. Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị. Do đó đây là một nội dung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính của nhà trường. Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách (ở nước ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm).

Căn cứ thực hiện dự toán

Dự toán thu chi (kế hoạch) của nhà trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự toán của nhà trường. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện. Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng được luật hoá, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà trường. Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán

Đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí. Do sự hạn hẹp của nguồn kinh phí và những hạn chế về khả năng dự toán nên giữa thực tế diễn ra trong quá trình chấp hành và dự toán có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong quản lý. Nguyên tắc chung là chi theo dự toán nhưng nếu không có dự toán mà cần chi thì có quyết định kịp thời, đồng thời có thứ tự ưu tiên việc gì trước, việc gì sau. Khi thực hiện dự toán nhà trường cần phải chú ý:

+ Kinh phí thực hành thực tập + Trang thiết bị

+ Tiền lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên + Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và nhận được thông báo cấp vốn hạn mức, đơn vị chủ động sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và theo quyền hạn. Tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức do Nhà nước quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc.

3.2.2.3. Quyết toán tài chính

Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí. Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo của chính nhà trường, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau.

Muốn công tác quyết toán được tốt cần phải:

Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định nhưng đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả.

Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định. Ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác. Thường xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra.

Cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trường hợp trái với chế độ để tránh tình trạng sai sót.

Trường đại học Nông lâm là đơn vị hành chính sự nghiệp, công tác hạch toán kế toán được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính, Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 về việc Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nhìn chung việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán thu, chi của trường đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên việc giao dự toán thu của trường vẫn còn mang tính hình thức, thể hiện qua bảng số liệu giao và thực hiện dự toán thu sự nghiệp của trường.

Bảng 3.3: Tình hình giao và thực hiện dự toán thu sự nghiệp giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dự toán Thực hiện Tỷ lệ đạt (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ đạt (%) Dự toán Thực hiện Tỷ lệ đạt (%) A B 1 2 3=2/1 4 5 6=5/4 7 8 9=8/7 1 Thu học phí 42.835 46.342 108,19 53.272 60.132 112,88 68.939 68.238 98,98 2 Thu lệ phí 2.300 3.062 133,13 2.498 2.102 84,15 2.456 2.068 84,20 3 Thu sự nghiệp khác 12.164 5.737 47,16 9.725 5.274 54,23 6.552 3.708 56,59 Tổng số 57.300 55.143 96,24 65.499 67.513 103,07 77.954 74.022 94,96

(Nguồn: Quyết định giao dự toán NSNN của ĐH Thái Nguyên và báo cáo tài chính của trường đại học Nông lâm các năm 2012, 2013, 2014)

Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy dự toán thu học phí được giao tăng dần theo hàng năm. Tuy nhiên do dự toán của trường thường phải lập sớm (dự toán năm sau thường được lập từ tháng 7 của năm trước liền kề), trong khi đó nguồn thu sự nghiệp của

trường phụ thuộc chủ yếu vào số thu học phí, chịu ảnh hưởng rất lớn của các văn bản quy định mức thu do Nhà nước ban hành và một phần học phí vẫn còn chưa thu được từ sinh viên, vì vậy mức học phí thực hiện của có sự thay đổi năm 2012 thu đạt 108,19% dự toán được giao, năm 2013 đạt 112,88%, năm 2014 lại chỉ đạt 98,98% kế hoạch được giao. Khoản thu sự nghiệp khác, số giao dự toán có sự biến động mạnh giữa các năm: Thu lệ phí năm 2012 trường đạt 133,13% kế hoạch, trong khi năm 2013, 2014 chỉ đạt 84,15% và 84,20% kế hoạch được giao. Riêng khoản thu sự nghiệp khác cả 3 năm trường đều không đạt kế hoạch được giao. Khoản thu sự nghiệp khác giảm qua 3 năm giảm là do hoạt động liên kết đào tào tuyển sinh qua các năm giảm và đa số các chương trình đã kết thúc và tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 60 - 64)