Nhóm giải pháp trong việc sử dụng nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 105 - 110)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp trong việc sử dụng nguồn tài chính

Việc chi đủ, chi đúng mục đích và kịp thời sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong hoạt động của nhà trường nói chung và góp phần quan trọng vào cân đối thu chi, đảm bảo tự chủ tài chính của nhà trường. Để quản lý có hiệu quả công tác chi, đòi hỏi nhà trường phải thực hiện tốt những nội dung sau:

4.2.2.1. Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý

Khi được giao tự chủ tài chính, các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu của mỗi trường được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Định mức chi không những là căn cứ để lập kế hoạch, phân bổ kinh phí NSNN theo các nội dung đã được xác định mà còn là cơ sở vững chắc để tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát trong toàn bộ quá trình chi ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành đến quyết toán ngân sách. Mỗi một nội dung ngân sách cho các đơn vị phải có tiêu chuẩn, định mức cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng lĩnh vực hoạt động. Chúng được xây dựng dựa trên những căn cứ tính toán khoa học, số liệu thống kê hàng năm…Có như vậy thì định mức đó mới có tính thuyết phục để hình thành ngân sách cho từng lĩnh vực và đảm bảo pháp lý cho công tác quản lý chi đạt hiệu quả.

Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đơn vị nên cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sữa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của nhà nước hay khi các định mức chi tiêu không còn phù hợp.

Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn chi tiêu trong nội bộ, nhà trường cũng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Một là: Quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho nhà trường hoàn thành

nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực giáo dục nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

Hai là: Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ

để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.

Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cần thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên:

- Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước.

- Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất lượng và lượng giá hiện thực hiệu quả mục tiêu đề ra. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.

+ Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của nhà nước thay đổi..

4.2.2.2. Thực hiện khoán quản khối phòng, ban chức năng

Việc thực hiện khoán quản có nghĩa là nhà trường chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do nhà trường thu và quản lý. Nhà trường giao cho các phòng nhận khoán một mức khoán về một số mục chi tiêu như: Văn phòng phẩm (giấy, mực in...), định mức sử dụng điện, điện thoại.... Nếu vượt qua ngưỡng khoán đó thì đơn vị phải tự chi trả phần phụ trội.

Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên số kinh phí mà nhà trường chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho nhà trường giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tiết kiệm các khoản chi.

4.2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính

Việc quản lý tốt, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường sẽ góp phần rất quan trọng vào nâng cao nguồn thu, tiết kiệm chi phí, tránh được những thất thoát không đáng có và việc hiện đại hóa trang thiết bị làm việc đưa ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa, do vậy sẽ giúp thực hiện tốt công tác tự chủ tài chính của nhà trường. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường. Mục tiêu là xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính đáp ứng đủ nhu cầu các hoạt động của nhà trường. Trường cần có định hướng đầu tư cơ sở vật chất, tránh đầu tư dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí nguồn kinh phí.

- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo hiện hành, đáp ứng quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học của một trường đại học. Đảm bảo đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đảm bảo diện tích đất đai, diện tích sử dụng khu học tập, nghiên cứu, thí nghiệm - thực hành, thư viện, khu thể thao - văn hoá, khu ký túc xá, khu nhà ở cán bộ, khu công trình kỹ thuật phục vụ (trạm điện, trạm nước, gara…).

- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các phòng thực hành đạt tiêu chuẩn, trung tâm thông tin - tự liệu đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên và nhu cầu sử dụng của xã hội. Xây dựng thư viện điện tử kết nối giữa thư viện của trường với Internet phục vụ trực tiếp cho đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động cho nhà trường. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính như: phương tiện đi lại, máy vi tính... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

- Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ. Tích hợp các phần mềm trong nhà trường thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất, giúp tiết kiệm các khoản chi phí, tránh tình trạng khó kiểm soát, lãng phí nguồn lao động.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, tăng cường bổ sung các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho việc đào tạo các mã ngành mới.

4.2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao

Quản lý tài chính không thể tách rời hoạt động của công tác kế toán tài chính. Trong đó, hạch toán kế toán là công cụ đắc lực phục vụ quản lý thông qua việc thu thập xử lý và cung cấp thông tin một các liên tục, toàn diện cho nhà quản lý. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Tài chính chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ Tài chính kế toán cần được xem như một khâu then chốt trong việc hoàn thiện quản lý Tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các bước sau:

- Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính kinh tế về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý Tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, ứng dụng tin học vào công tác tài chính kế toán.

- Tích cực cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán được học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ như thường xuyên cho tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng các chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế quản lý tài chính và tự chủ tài chính giúp cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán về tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn.

- Cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải là những cán bộ trung thực, phải có nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn.

4.2.2.5. Tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chấp hành kỷ luật tài chính trong đơn vị dự toán

Để đảm bảo công tác quản lý tài chính được tốt thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.

Trước hết việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong đơn vị. Biện pháp tốt nhất để kiểm soát các khoản chi tiêu trong đơn vị đó là kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ là khung pháp lý cho công tác chi tiêu trong đơn vị và là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu chi tài chính trong đơn vị. Mọi khoản chi tiêu thường xuyên

trong đơn vị đều được chi tiết cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ. Việc chi sai quy chế chi tiêu nội bộ sẽ được cán bộ, giảng viên trong trường phản hồi. Có thể nói việc kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ là kiểm soát mang tính dân chủ nhất. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai, dân chủ, và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các cán bộ giảng viên trong đơn vị.

Bên cạnh việc kiểm soát chi tiêu qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, yêu cầu các bộ phận kế toán thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ kế toán đảm bảo khớp về số liệu và nội dung chi.

Thực hiện việc công khai tài chính trong đơn vị cũng là một trong những giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát tài chính của nhà trường. Hiện nay ở đơn vị chưa thực hiện tốt vấn đề công khai tài chính. Việc thực hiện công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên trong đơn vị, trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản của Nhà nước một cách khách quan, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí có hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Công tác quản lý tài chính trong đơn vị được thực hiện tốt, quyền lợi người lao động được đảm bảo sẽ là động lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của nhà trường.

Không chỉ thực hiện việc kiểm tra kiểm soát từ nội bộ đơn vị mà việc kiểm tra, kiểm soát về công tác tài chính và công tác khác của đơn vị còn được thực hiện bởi các cơ quan chức năng. Trường Đại học Nông Lân là đơn vị dự toán cấp III, trực thuộc Đại học Thái Nguyên và Bộ GD&ĐT thực hiện việc mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên nơi đơn vị đóng trụ sở. Các khoản thu chi của đơn vị đều thực hiện qua Kho bạc Nhà nước.

Kho bạc là đơn vị được giao quyền kiểm soát chi cuối cùng trước khi kinh phí của nhà trường đi vào hoạt động, lưu thông. Để góp phần tăng cường quản lý chi đối với các đơn vị dự toán trực thuộc, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo nguyên tắc “tiết kiệm, hiệu quả”, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra kiểm soát trong quá trình tập trung và sử dụng đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN theo luật NSNN. Kho bạc chỉ cấp phát kinh phí khi các khoản chi có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi NSNN do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, khoản

chi đó phải được hiệu trưởng quyết định chi. Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm tham gia với Đại học Thái Nguyên, Bộ GD&ĐT và các cơ quan thanh tra kiểm toán khác trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số chi của đơn vị qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên.

Định kỳ hàng quý và hết năm tài chính đơn vị phải lập báo cáo quyết toán thu chi gửi Đại học Thái Nguyên xem xét và phê duyệt. Đại học Thái Nguyên là cơ quan chủ quản của trường hàng năm cần tổ chức tốt việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán toàn diện đối các hoạt động của trường. Qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện ra những thiếu sót, sai phạm của nhà trường và thực hiện việc chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo cho công tác quản lý TC của trường được thực hiện tốt.

4.2.2.6. Phát huy nội lực của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trường Đại học Nông Lâm là một trường đại học đào tạo cán bộ nông lâm nghiệp đầu tiên của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, Trường đã không ngừng phát triển trưởng thành và khẳng định được vị trí trọng điểm số một thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực nông lâm nghiệp có trình độ cao cho khu vực. Để nhà trường ngày càng phát triển hơn nữa, việc phát huy nội lực của nhà trường là một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện hướng phát triển của nhà trường. Trong thời gian qua nhà trường cũng đã được trang bị cơ sở vật chất khang trang, có nhiều thiết bị nghiên cứu hiện đại, đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng. Vì vậy, cần có kế hoạch để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có của mình tránh gây lãng phí, chảy máu ”chất xám”.

Nhà trường cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên, như vậy mới phát huy được nhân tố con người vừa giảm tình trạng tiêu cực trong nhà trường.

Ngoài ra, Nhà trường cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị nghiên cứu. Sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng tránh tình trạng lãng phí hoặc sử dụng mà không bảo trì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 105 - 110)