Nội dung, quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 26 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.1.6. Nội dung, quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản

chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

1.1.6.1. Khái quát tự chủ về tài chính tại các trường đại học công lập

Nói đến tự chủ trong giáo dục là nói đến mối quan hệ trong quản lý giáo dục với một bên là sự can thiệp của hệ thống hành chính nhà nước (Chính phủ và chính quyền cấp dưới) và một bên là quyền và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục. Các chủ thể giáo dục có thể gồm: các nhà giáo, học sinh, sinh viên cùng với các tổ chức hành động của họ là trường học và các bộ phận trong cơ sở giáo dục. Còn tự chủ trong các cơ sở giáo dục là tự chủ trong từng khoa, từng ngành học.

Hiện nay, Nhà nước thực hiện chủ trương trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng nhiều hơn, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Việc trao quyền này chính là sự chuyển đổi quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương sang các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập trên các mặt: thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế, tài chính.

Như vậy, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập sẽ được toàn quyền hành động trong khuôn khổ pháp luật, tăng tính chủ động và năng động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục - đào tạo. Đồng thời, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập này phải sẵn sàng giải trình công khai trước công chúng, Nhà nước và chịu trách nhiệm trước xã hội về kết quả hoạt động đó.

Khi nói tới tự chủ đại học, người ta nhấn mạnh tới tự chủ tài chính, tự chủ chương trình, tự chủ tuyển sinh, tự chủ kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo; tự chủ quyết định hệ đào tạo, quyết định phương thức đào tạo; tự chủ cho giáo viên trong trường đó; tự chủ cho học sinh, sinh viên (trong việc chọn ngành học, môn học, thày dạy,…).

Tự chủ đại học được đánh đổi bằng trách nhiệm xã hội, tức là trách nhiệm của trường đại học đối với sinh viên, cha mẹ sinh viên, người sử dụng, công chúng nói chung và Nhà nước. Trách nhiệm này bao gồm: Đảm bảo chất lượng đào tạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đem lại sự thoả mãn cho sinh viên và cộng đồng, thông tin minh bạch và báo cáo giải trình công khai với công chúng.

Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực sự phát huy có hiệu quả khi nó không làm giảm quyền lực thực thụ của Nhà nước trong công tác quản lý giáo dục - đào tạo.

1.1.6.2. Cơ sở pháp lý để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tào công lập

Xã hội hoá giáo dục là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay nhằm huy động tối đa mọi cá nhân, tổ chức, mọi nguồn lực tham gia xây dựng giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại hình học tập, xây dựng xã hội học tập, làm cho mọi người được đến trường, được hưởng thụ các thành quả của giáo dục dưới sự tổ chức chỉ đạo của Nhà nước.

Để thực hiện được các mục tiêu trên và tuân thủ đúng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện có hiệu quả, trong đó phải nói đến Luật Giáo dục 2012; Điều lệ nhà trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

“Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây:

Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo.

Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhân tốt nghiệp và cấp văn bằng.

Tổ chức bộ máy nhà nước, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực.

Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước theo quy định của Chính phủ” (Điều 44, 45 Luật Giáo dục 2012).

Tiếp đến là các Nghị định về tự chủ tài chính của Chính phủ và các Thông tư liên bộ quy định về việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng đã được ban hành. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, là bước thực hiện tiếp theo của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP về khoán biên chế và chi phí hành chính và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với phạm vi rộng, mức độ cao cho các cơ sở nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hoá giáo dục đạt mục tiêu, kết quả đề ra.

Từ năm 2006 đến nay, nhiều văn bản được các bộ, ngành ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết chủ trương thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể:

- Ngày 14 tháng 6 năm 2006, Bộ Tài chính có Công văn số 7325/BTC- HCSN gửi các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan đề nghị hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. - Ngày 31 tháng 8 năm 2006, Chính Phủ ban hành Quyết định số 202/2006/QĐ- TTg về quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập;

- Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

- Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2006/NĐ-CP quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước.

- Ngày 24 tháng 9 năm 2007, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 113/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 71/2006/TT- BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về trình tự chi thanh toán thu nhập tăng thêm nhằm tăng tính tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp.

- Thông tư số 153/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

- Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, giai đoạn 2006-2020. Đây là văn bản pháp lý có tính toàn diện, triệt để và sâu sắc nhất từ trước đến nay về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.

- Ngày 15/8/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Đây là quy chế khung, là cơ sở pháp lý quan trọng để các trường đại học, cao đẳng làm căn cứ triển khai xây dựng quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.

- Thông tư 07/2009/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.

- Ngày 14 tháng 5 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ- CP Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015

- Ngày 20 tháng 3 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

Tất cả những văn bản trên là cơ sở pháp lý giúp cho việc triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập nói riêng được thuận lợi hơn

1.1.6.3. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính đối với các đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và các đơn vị bảo đảm một phần chi phí hoạt động

a. Nguồn tài chính

* Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí khác (nếu có).

* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Thu từ hoạt động dịch vụ;

- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng. * Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. * Nguồn khác, gồm:

- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị;

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

b. Nội dung chi

* Chi thường xuyên; gồm:

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; - Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí;

- Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

* Chi không thường xuyên; gồm:

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có); - Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài; - Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

c. Tự chủ về các khoản thu, mức thu

* Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội theo quy định của nhà nước.

* Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

* Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

d. Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính

* Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

* Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

* Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.

đ. Tiền lương, tiền công và thu nhập

* Tiền lương, tiền công:

- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ, viên chức và người lao động (gọi tắt là người lao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 26 - 36)