Về phía Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 113 - 135)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Về phía Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

- Hoàn thiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính

Công tác quản lý các nguồn lực tài chính của trường cần phải tuân thủ chặc chẽ các quy định của nhà nước, đặc biệt quy định về mức thu học phí, lệ phí áp dụng cho các trường ĐHCL, ngoài ra các trường cần chủ động tăng cường khai thác, đa dạng hóa nguồn thu, có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các trung tâm dịch vụ trực thuộc trường mở rộng hoạt động tăng nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn tài chính nhà trường phát triển theo hướng bền vững. Để đảm bảo việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả cần quản lý tập trung các nguồn lực tài chính về phòng kế hoạch tài chính theo đúng quy định của nhà nước.

Để phát triển các nguồn tài chính theo hướng bền vững, nhà trườngcần thực hiện công tác quản lý các nguồn lực tài chính theo đúng quy định nhà nước đồng thời tăng cường khai thác, đa dạng hóa các nguồn tài chính:

+ Tranh thủ nguồn thu từ NSNN: Ngoài nguồn NSNN cấp chi thường xuyên hàng năm, nhà trường cần tích cực tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố, các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo, tham gia đề án tin học hóa,… nhằm tranh thủ nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của nhà nước.

+ Nguồn thu ngoài NSNN cấp:

- Nguồn thu học phí, lệ phí: Thực hiện thu học phí, lệ phí theo quy định nhà nước. Nhà trường cần phải thực hiện mở nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo tiên tiến và thực hiện thu học phí cao tương xứng với chất lượng đào tạo trên cơ sở công khai về chất lượng đào tạo và tài chính để người học chấp nhận và xã hội biết, giám sát. Ngoài ra, nhà trường cần tiếp tục mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy như đào tạo tại chức, từ xa… để tăng nguồn thu.

- Nguồn thu khác: Nhà trường cần thực hiện đa dạng hóa và mở rộng các hình thức đạo tạo, thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước, tăng cường mở rộng các hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác nhằm tăng nguồn tài chính cho các trường đại học. Ngoài ra, trường cần tiếp tục huy động các khoản đóng góp từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tài trợ cho các trường.

- Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất

Trong thời gian tới, nhà trường cần quan tâm đến việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm để tăng cường cho công tác đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Mục tiêu là xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu đào tạo của nhà trường. nhà trường cần có định hướng đầu tư cơ sở vật chất, tránh đầu tư dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí nguồn kinh phí. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải thực hiện tốt vấn đề quản lý tài sản, tăng cường khai thác tài sản, cơ sở vật chất hiện có, tránh hiện tượng thất thoát, lãng phí.

- Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đơn vị nên các đơn vị cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sữa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của nhà nước hay khi các định mức chi tiêu không còn phù hợp. Đồng thời, có những phương án cụ thể về xây dựng chi trả tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập, đảm bảo đời sống của cán bộ viên chức và phù hợp với tình hình thực tiển của đơn vị. Thực hiện xây dựng quy chế khoán thu, khoán chi cho các trung tâm dịch vụ trực thuộc theo hướng tạo điều kiện cho các trung tâm mở rộng hoạt động tăng nguồn thu.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính

Để thực hiện được mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cần có kế hoạch tổng thể, thực hiện trong một thời gian dài với nhiều phương thức thích hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

- Tăng cường công tác hạch toán kế toán, kiểm toán đi đôi với công khai

tài chính

Tăng cường quản lý tài chính không thể không tính đến công tác hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán thực hiện việc thu nhận và sử lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính một cách thường xuyên liên tục. Nhà trường cần thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước, đồng thời cần xây dựng chế độ định kỳ báo cáo kế toán cung cấp những thông tin cho lãnh đạo đơn vị cũng như cơ quan quản lý các cấp để xem xét ra quyết định. Công tác ghi chép, hạch toán hoạt động tài chính của các trường phải được thực hiện kịp thời, chính xác.

Hàng năm, nhà trường cần thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nhằm hoàn thiện công tác tài chính kế toán. Thông qua công tác kiểm toán giúp cho các đơn vị phát hiện ra được những thiếu sót, kịp thời thực hiện chấn chỉnh lại những sai sót trong công tác quản lý tài chính và đưa công tác quản lý tài chính các trường đi vào nề nếp theo đúng quy định của nhà nước.

- Hoàn thiện cơ chế trả lương và thu nhập cho cán bộ viên chức

Trong những năm gần đây, lương cơ bản có tăng nhưng vẫn chưa thể đảm bảo cuộc sống. Vì vậy ngoài lương cơ bản, các trường cần xây dựng các quy định nhằm phân phối thu nhập tăng thêm từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm cho đội ngũ cán bộ viên chức sao cho tương xứng với trình độ chuyên môn, hiệu quả công việc và khả năng đóng góp, kích thích được giảng viên- cán bộ viên chức cống hiến hết sức mình vì sự phát triển chung của nhà trường.

Nhà trường cần ban hành các quy định trong việc chi trả tiền lương cơ bản, phụ cấp, thu nhập tăng thêm; tiền thù lao giảng dạy; tiền thưởng, phúc lợi sao cho vừa giải quyết tốt chế độ, quyền lợi chính đáng của đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức vừa đảm bảo các văn bản pháp quy do nhà nước quy định. Đảm bảo giảng viên, cán bộ viên chức có thể yên tâm công tác với mức thu nhập mà họ nhận được.

KẾT LUẬN

Với phương châm đa dạng hoá hoạt động, xã hội hoá công tác giáo dục nên sau hơn 20 năm đổi mới đến nay. Giáo dục Đại học nước ta đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hóa về loại hình và các hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo và huy động nhiều nguồn lực xã hội. Chất lượng giáo dục ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo dục có những chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên để sự nghiệp giáo dục thực sự vận hành theo cơ chế dịch vụ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có phương hướng và các giải pháp phát triển phù hợp. Ngày nay, mối quan hệ người học với nhà trường là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho những dịch vụ đó. Do đó, quản lý tài chính tại các trường đại học là chìa khoá quyết định sự thành bại của quản lý nhà trường; quản lý tài chính tại các trường đại học quyết định sự tụt hậu hay phát triển của nhà trường. Với đề tài “Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính

tại Trường Đại học Nông Lâm – Thuộc Đại học Thái Nguyên”, luận văn đã

hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Trình bày nội dung của thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và những đổi mới trong việc thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính của Việt Nam hiện nay.

2. Trên nền tảng lý luận đó, luận văn tập chung vào phân tích việc khai thác và sử dụng các nguồn tài chính tại Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên từ đó đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện quyền tự chủ quản lý tài chính tại Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

3. Đề ra các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực gắn với mục tiêu thực hiện quyền tự chủ quản lý tài chính. Và chiến lược phát triển của Nhà trường trong cơ chế mới. Đồng thời luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngành giáo dục, Đại học Thái Nguyên và Trường Đại học Nông Lâm về những điểm bất cập nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho các trường phát triển và làm tốt công tác thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (năm 2008), Giáo dục và Đào tạo Chìa khóa của sự phát triển, Nxb. Tài chính, Hà Nội

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

3. Bộ Tài chính (2006), “Chế độ tự chủ về tài chính, biên chế đối với cơ quan Nhà

nước, ĐVSN công lập”, Nxb Tài chính.

4. Bộ Tài Chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006, Về

việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

5. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 113/2007/TT-BTC, ngày 24 tháng 9 năm 2007

về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về trình tự chi thanh toán thu nhập tăng thêm nhằm tăng tính tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp.

6. Chính phủ (2002), Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002, Chế

độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Hà Nội.

7. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh

xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Hà Nội.

8. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn

diện giáo dục đại học Việt Nam, giai đoạn 2006-2020. Đây là văn bản pháp lý có tính toàn diện, triệt để và sâu sắc nhất từ trước đến nay về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 137/2006/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm

2006 quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước.

10. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

11. Chính phủ (2010), Nghị định 49 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí

học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Hà Nội.

12. Chính phủ (2012), Luật Giáo dục đại học, Hà Nội

13. Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội.

14. Chính phủ (2014), Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg Ban hành điều lệ trường Đại

học, Hà Nội.

15. Kỷ yếu 40 năm truyền thống Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

16. Trường Đại học Nông Lâm (2012,2013,2014), Báo cáo tài chính năm

2012,2013,2014, Thái Nguyên.

17. Trường Đại học Nông Lâm (2012,2013,2014), Báo cáo tổng kết năm

2012,2013,2014, Thái Nguyên.

18. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (năm 2010), Kinh nghiệm của một số nước

về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ tri thức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (năm 2010), Kinh nghiệm của một số nước

về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ tri thức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo internet

20. http://www.mof.gov.vn/ “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong

lĩnh vực giáo dục đại học: Nhiệm vụ cấp thiết”

21. http://khtc.hnue.edu.vn/ “Nghị định 43/2006/NG-CP của Chính phủ tạo cơ hội

và thách thức về nguồn lực tài chính cho các trường Đại học công lập”, TS

Nguyễn Thị Minh Hường.

22. http://www.ier.edu.vn/content/view/104/161/ “Vấn đề tự chủ của các trường

PHỤ LỤC 01

BẢNG CÂN ĐỐI KHOẢN THU –CHI THƯỜNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 Bảng 01: Bảng cân đối khoản thu, chi thường xuyên từ nguồn NNSN cấp giai đoạn 2012-2014

TT Mục lục NS Cân đối thu chi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) I Tổng NSNN cấp thường xuyên 25.083 22.097 23.037

II Tổng chi thường xuyên 25.083 22.097 23.037

A Chi cho con người 18.585 74,09 17.903 81,02 18.554 80,54

Mục 6000 Tiền lương 7.242 7.310 7.657

Mục 6050 Tiền công 1.244 1.275

Mục 6100 Phụ cấp lương 4.831 3.078 4.052

Mục 6150 Học bổng học sinh, sinh viên 2.725 3.400 2.400

Mục 6300 Các khoản đóng góp 2.543 2.840 3.283

Mục 6400 Các khoản TT khác cho cá nhân 1.163

Chi chi về hàng hóa, dịch vụ 5.549 22,12 3.766 17,04 2.665 11,57

Mục 6500 Thanh toán DV công cộng 1.279 1.383

TT Mục lục NS Cân đối thu chi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%)

Mục 6600 TT, tuyên truyền, liên lạc 77 33 6

Mục 6650 Chi hội nghị 8

Mục 6700 Chi công tác phí 30 43 43

Mục 6750 Chi phí thuê mướn 570 272 439

Mục 6800 Chi đoàn ra 2.091 680 352

Mục 6850 Chi đoàn vào 233 525 288

Mục 6900 SCTS phục vụ công tác CM 133 74 49

Mục 7000 Chi phí chuyên môn 453 670 1.444

Chi các khoản chi khác 52 0,21 1.753 7,61

Mục 7750 Chi khác 52 1.753

Chi chi HT vốn cho các DN, các

quĩ và ĐT vào TS 897 3,58 428 1,94 65 0,28

Mục 9050 Mua sắm TS dùng cho CTCM 897 428 65

Bảng 02: Bảng cân đối khoản thu, chi thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2012-2014 TT Mục lục NS Cân đối thu chi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%)

I Tổng thu thường xuyên 61.289 71.271 80.356

II Tổng chi thường xuyên 51.120 60.349 67.555

A Chi thanh toán cho cá nhân 30.024 58,70 38.261 63,40 40.992 60,70

Mục 6000 Tiền lương 8.913 12.037 12.660

Mục 6050 Tiền công 3.562 4.219 2.818

Mục 6100 Phụ cấp lương 7.814 8.527 8.522

Mục 6150 Học bổng học sinh, sinh viên 1.921 1.659 3.359

Mục 6200 Tiền thưởng 80 123 163

Mục 6250 Phúc lợi tập thể 83 56 48

Mục 6300 Các khoản đóng góp 1.522 3.361 2.408

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 113 - 135)