Định hướng phát triển chung ngành giáo dục, Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 94 - 98)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Định hướng phát triển chung ngành giáo dục, Đại học Thái Nguyên

4.1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục đại học đến năm 2020

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt". Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược".

Tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, trong đó đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.

Để đạt được những mục tiêu trên, từ nay đến năm 2020, cần phấn đấu xây dựng một nền GDĐH hiện đại làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường và có khả năng hội nhập quốc tế. GDĐH phải đào tạo được những con người Việt Nam có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực giải quyết vấn đề và có tinh thần trách nhiệm cao.

Đến năm 2020, GDĐH phải đạt được các mục tiêu:

Quy mô GDĐH được phát triển hợp lý, đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Phát triển quy mô sinh viên ĐHCL và ngoài công lập hợp lý vào năm 2020. Phấn đấu đạt tỷ lệ sinh viên so với dân số trong độ tuổi từ 18 đến 24 là 40% vào năm 2020. Thực hiện xã hội hóa GDĐH, mở rộng quy mô GDĐH ngoài công lập đến năm 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở GDĐH ngoài công lập chiếm 30%-40% tổng số sinh viên trong cả nước.

 Chất lượng và hiệu quả GDĐH được nâng cao, tiếp cận được với chất

lượng giáo dục của khu vực và quốc tế

GDĐH phải đào tạo được những sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có tư duy độc lập, có năng lực giải quyết vấn đề và có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động. Giúp sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối Asean và khoảng 80% số sinh viên tốt nghiệp đại học được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc.

Đồng thời, cùng với việc nâng cao chất lượng toàn diện của sinh viên chú trọng đến việc bồi dưỡng sinh viên tài năng để chuẩn bị đội ngũ nhân lực có trình độ cao, giỏi ngoại ngữ đủ sức cạnh trạnh trong khu vực và trên thế giới.

Các nguồn lực cho giáo dục được huy động, phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.

Đảm bảo duy trì tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong tổng chi NSNN là 20% trong giai đoạn 2008-2012, mục tiêu đạt 21% vào năm 2015, trong đó tập trung ưu tiên cho giáo dục ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ tài chính cho những học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách và có hoàn cảnh khó khăn. Nhà nước thực hiện hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho các cơ sở GDĐH ở mức khoảng 1,5% tổng chi NSNN từ năm 2015. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, ngoài NSNN đầu tư cho giáo dục nguồn lực đầu tư cho giáo dục sẽ được huy động từ các tổ chức kinh tế-xã hội, các tổ chức sử dụng nhân lực sau đào tạo và học phí từ người học.

Việc phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục được thực hiện dựa trên kết quả hoạt động đào tạo của từng cơ sở nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Thực hiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đảm bảo các cơ sở quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả, đảm bảo các cơ sở giáo dục hoạt động có trách nhiệm đối với nhà nước, người học và xã hội. Từ nay đến năm 2020, thực hiện tất cả các cơ sở giáo dục đều được kiểm toán thường xuyên và công khai kết quả kiểm toán để nhà nước, người học và xã hội có thể giám sát, nhận xét và đánh giá.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển của Đại học Thái Nguyên

Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày 04 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, nhằm hình thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm NCKH&CGCN tiên tiến trong các lĩnh vực giáo dục, nông lâm ngư nghiệp, y tế, kinh tế, công nghiệp, CNTT&TT; nơi tư vấn và phản biện các chính sách phát triển nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Để hoàn thành tốt vai trò, sứ mệnh của mình, ĐHTN luôn kiên trì mục tiêu: “Hướng tới chất

lượng, đẳng cấp và trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có uy tín trong khu vực”.

Cùng với việc thực hiện chủ trương Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, để Đại học Thái Nguyên giữ vững vị thế là Đại học vùng trọng điểm quốc gia và trở thành một trong những đại học định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, từng bước hội nhập vào hệ thống các trường đại học hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á. Là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm NCKH&CGCN xuất sắc, đặc biệt trong một số ngành mũi nhọn: Giáo dục, Nông - Lâm nghiệp, Y tế, Kinh tế, Công nghiệp, CNTT&TT; đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đại học Thái Nguyên đã xây dựng mục tiêu phát triển cụ thể sau:

 Đổi mới công tác quản lý giáo dục và công tác quản trị đại học phù hợp

với đặc điểm tình hình của đại học vùng, nhằm tối ưu hóa các nguồn lực, phát huy tính sáng tạo, hiệu quả và nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng đơn vị trong đại học. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy đến 2020 có tối thiểu 25% cán bộ giảng dạy là tiến sĩ.

 Chuẩn hóa đầu ra các chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu xã

hội và hội nhập quốc tế; chú trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp gắn với yêu cầu của người sử dụng lao động; đa dạng hóa ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội; từng bước giảm dần quy mô đào tạo không chính quy song song với việc mở rộng hợp lý quy mô đào tạo sau đại học.

 Xây dựng một số ngành đào tạo mũi nhọn và phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo tiên tiến trong các lĩnh vực thế mạnh của ĐHTN: Giáo dục, Nông - Lâm nghiệp, Y tế, Kinh tế, Công nghiệp, CNTT&TT nhằm tạo tiền đề quan trọng để ĐHTN trở thành đại học định hướng nghiên cứu đa ngành vào năm 2030.

 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH&CGCN, gắn NCKH

với các chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của vùng. Đảm bảo các hoạt động NCKH&CGCN giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và chất lượng cuộc sống của nhân dân tại địa phương. Tăng cường các công bố kết quả NCKH&CGCN trên các tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế có uy tín.

 Xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu quốc tế tại ĐHTN; tăng cường thu hút các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đến hợp tác, sinh viên quốc tế đến học tập tại ĐHTN; tăng cường đưa cán bộ và sinh viên ĐHTN đi công tác, học tập ở nước ngoài nhằm nâng cao vị thế và đưa thương hiệu ĐHTN hội nhập quốc tế.

 Định hướng ưu tiên trong phân bổ ngân sách cho các hoạt động trong giai

đoạn 2016 - 2020 như sau:

- Cân đối ngân sách để phát triển một số ngành mũi nhọn trọng điểm: Ưu tiên phát triển cho đào tạo tiến sĩ và CSVC, phòng thí nghiệm cho các ngành mũi nhọn trọng điểm.

- Tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu: Ưu tiên kinh phí cho trang thiết bị và phòng thí nghiệm.

- Sử dụng đúng tỷ lệ ngân sách trích cho NCKH theo quy định của nhà nước. Các cơ sở giáo dục đại học hàng năm dành tối thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp cho NCKH, 3% từ nguồn thu học phí để cho sinh viên và người học hoạt động NCKH. Xây dựng chính sách huy động nguồn kinh phí KHCN ngoài NSNN cho hoạt động KHCN (từ 10% lên 30% so với nguồn kinh phí từ NSNN cho hoạt động KHCN).

- Xây dựng chính sách tài chính hỗ trợ cho các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ: Hoàn thành đào tạo tiến sĩ sớm so quy định, đạt và vượt chuẩn ngoại ngữ, có bài báo quốc tế (có chỉ số ISI, SCIE, SSCI, SCI).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 94 - 98)