Tình hình thực hiện quyền tự chủ trong việc khai thác các nguồn tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 64 - 74)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Tình hình thực hiện quyền tự chủ trong việc khai thác các nguồn tà

phục vụ hoạt động

Trường Đại học Nông lâm là một trường đại học công lập thực hiện tự chủ một phần kinh phí hoạt động, để duy trì các hoạt động đào tạo nhà trường chủ yếu dựa vào 02 nguồn thu chính: ngân sách nhà nước cấp, học phí và lệ phí. Ngoài ra, một số nguồn thu xã hội hóa khác do nhà trường triển khai theo cơ chế tự chủ tài chính cũng góp phần đáng kể vào nguồn thu của các Nhà trường.

Bảng 3.4: Tổng hợp các nguồn thu giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nguồn kinh phí

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4 5 6 A Ngân sách cấp 34.779 36,20 31.139 30,41 29.636 26,94

1 NSNN cấp chi thường xuyên 25.083 26,11 22.097 21,58 23.037 20,94

2 Kinh phí không tự chủ 9.696 10,09 9.042 8,83 6.599 6,0

B Nguồn thu sự nghiệp 61.289 63,80 71.271 69,59 80.356 69,16

1 Học phí 51.650 53,76 62.794 61,32 73.547 66,86

2 Lệ phí 503 0,52 762 0,74 531 0,48

3 Thu liên kết đào tạo 5.736 5,97 5.274 5,15 3.708 3,37

4 Thu sự nghiệp khác 3.400 3,54 2.441 2,38 2.570 2,34

Tổng cộng (A+B ) 96.067 100 102.410 100 109.992 100

Từ bảng tổng hợp nguồn thu, cơ cấu nguồn thu giai đoạn 2012-2014, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau:

Biểu đồ 3.1. So sánh nguồn thu giai đoạn 2012-2014 (ĐVT: Triệu đồng) Nguồn: Báo cáo tài chính Trường ĐH Nông Lâm từ 2012-2014

Số liệu ở bảng 3.4, biểu đồ 3.1 cho thấy tổng nguồn kinh phí của nhà trường tăng dần qua 3 năm, trong đó số thu học phí và lệ phí có sự tăng rõ rệt. Tuy nhiên, từ năm 2012 nguồn NSNN cấp cho nhà trường giảm dần từ 34,779 tỷ đồng năm 2012 xuống 31,139 tỷ đồng năm 2013 và xuống 29,636 tỷ đồng năm 2014; nguồn thu sự nghiệp thì có sự tăng vọt nhanh chóng. Năm 2014, nguồn thu này đã tăng gấp 1,31 lần so với năm 2012 và luôn là nguồn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) trong tổng nguồn thu. Đạt được kết quả này là do Nhà trường đã nhanh chóng triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định về chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, và bản thân nhà trường cũng tự nỗ lực để cải cách các cơ chế về tài chính nhằm đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ cho các nhiệm vụ chính của mình. Kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên qua các năm có có xu hướng giảm, điều này cho thấy xu hướng nhà nước giảm dần bao cấp trao cho các trường thực hiện tự chủ tài chính, như vậy các trường sẽ gập khó khăn trong việc cân đối thu chi. Cụ thể, năm 2012 ngân sách chỉ được cấp đủ chi cho yếu tố con người, còn lại tất cả các khoản chi khác đều được chuyển sang hạch toán từ nguồn thu sự nghiệp. Hơn thế, đến năm 2013, 2014 thì NSNN cấp chỉ đủ một phần tiền lương và các khoản có tính chất lương vì quỹ lương cho cán bộ, viên chức của nhà trường thực hiện theo các

Nghị định của Chính phủ về tăng lương tối thiểu do đó tổng quỹ lương của cán bộ công nhân viên tăng lên bên cạnh đó nguồn ngân sách cấp bị giảm. Khi nhà nước điều chỉnh chế độ tiền lương cho cán bộ công chức viên chức, thì nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng thêm cho cán bộ nhân viên nhà trường được lấy từ 40% nguồn thu học phí (sau khi trừ các yếu tố trực tiếp như tiền giảng dạy, kinh phí thực hành thực tập, văn phòng phẩm giáo viên, trang thiết bị cơ sở vật chất...). Đồng thời, trong bối cảnh nhà nước khống chế chỉ tiêu đào tạo và mức trần học phí thì việc dựa vào nguồn thu học phí để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên ngày càng khó khăn. Để đảm bảo nguồn thu đủ bù đắp chi vẫn là bài toán đau đầu của nhà trường. Tình hình khai thác các nguồn thu cụ thể như sau:

3.2.3.1. Nguồn NSNN cấp

Theo phân loại của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì trường Đại học Nông Lâm là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, do đó hàng năm trường được ngân sách Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Vì vậy, kinh phí NSNN vẫn đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn kinh phí của trường. Ngoài kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên, hàng năm trường còn được nhận các khoản kinh phí không thường xuyên như: Kinh phí nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu và kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.

Việc giao dự toán NSNN cấp cho chi thường xuyên của trường chủ yếu dựa vào chỉ tiêu sinh viên và định mức NSNN cấp cho đào tạo tính trên mỗi người học. Tuy nhiên, việc phân bổ và giao dự toán NSNN cho các đơn vị cũng được sửa đổi, bổ sung theo từng thời kỳ để đạt mục tiêu của ngành cũng như phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Việc phân bổ NSNN đối với các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên do Đại học Thái Nguyên trực tiếp phân bổ hàng năm, Đại học Thái Nguyên phân bổ ngân sách cho các trường thành viên căn cứ vào quy mô sinh viên kế hoạch, định mức chỉ tiêu trên sinh viên theo loại đào tạo; số lượng biên chế.

Nguồn thu từ NSNN được Đại học Thái Nguyên cấp hàng năm, có Quyết định giao dự toán cho trường và được chuyển vào tài khoản dự toán ngân sách của nhà trường mở tại hệ thống kho Bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên.

Trong kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên, kinh phí cấp cho đào tạo đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là kinh phí cho đào tạo sau đại học. Điều đó cũng phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của trường là đào tạo sinh viên hệ cử nhân và học viên cao học.

Bảng 3.5: Tổng kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nguồn kinh phí

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4 5 6

I NSNN cấp chi thường xuyên 25.083 72,12 22.097 70,96 23.037 77,73

3 Đào tạo đại học 23.128 66,50 20.402 65,52 21.037 70,98

4 Đào tạo sau đại học 1.955 5,62 1.695 5,44 2.000 6,75

II Kinh phí không thường xuyên 9.696 27,88 9.042 29,04 6.599 22,27

1 Nghiên cứu khoa học 9.696 27,88 8.886 28,54 6.107 20,61

2 Đề án 911 156 0,50 492 1,66

Tổng NSNN cấp 34.779 100 31.139 100 29.636 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Nông lâm các năm 2012, 2013, 2014)

Từ bảng Chi tiết các khoản kinh phí NSNN cấp cho Trường đại học Nông lâm giai đoạn 2012-2014, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau:

(ĐVT: Triệu đồng)

Biểu đồ 3.2. So sánh nguồn kinh phí NSNN giai đoạn 2012-2014

Qua số liệu ở bảng 3.5, biểu đồ 3.2 cho thấy nguồn kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên cho đào tạo qua 3 năm có xu hướng giảm dần, tuy nhiên NSNN cấp chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn NSNN cấp và chiếm tỷ lệ hơn 70%. NSNN cấp cho chi thường xuyên năm 2014 giảm so với năm 2012 là 2,046 tỷ đồng. Còn NSNN cấp cho nghiên cứu khoa học cũng chiếm tỷ lệ cao sau NSNN cấp chi thường xuyên nhưng cũng có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,75 tỷ đồng, năm 2014 giảm so với năm 2013 là 2,779 tỷ đồng.

NSNN cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản hầu như không có, điều này được giải thích đối với các trường thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên thì NSNN cấp trực tiếp đầu tư xây dựng cơ bản cho ban quản lý dự án xây dựng cơ bản của Đại học Thái Nguyên mà không cấp cho các trường thành viên trực thuộc, điều này gây khó khăn cho các trường trong việc cải thiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Như vậy, qua phân tích nguồn kinh phí NSNN cấp qua 3 năm ta thấy trong cơ cấu kinh phí NSNN cấp, thì kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên và chi nghiên cứu khoa học chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy xu hướng nhà nước giảm dần bao cấp trao cho các trường thực hiện tự chủ tài chính, như vậy các trường sẽ gập khó khăn trong việc cân đối thu chi. Ngoài ra, việc cấp ngân sách chi thường xuyên cho nhà trường trong thời gian qua chủ yếu dựa trên chỉ tiêu đào tạo do đó mang tính cào bằng mà chưa tính đến lĩnh vực đào tạo, khối ngành đào tạo điều này gây khó khăn rất lớn cho các trường khối kỹ thuật khi mà việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phòng thí nghiệm, mua hóa chất mẫu vật thí nghiệm đòi hỏi một nguồn kinh phí hàng năm rất lớn. Như vậy, nhà nước cần phải thay đổi chính sách phân bổ ngân sách để đảm bảo sự công bằng về đầu tư của nhà nước cho các trường.

3.2.3.2. Nguồn thu phí, lệ phí

Trong điều kiện nguồn NSNN đầu tư cho giáo dục còn thấp, để phát triển giáo dục và khuyến khích các trường nâng cao khả năng tự chủ tài chính bằng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, Nhà nước cho phép huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục nhằm chia sẻ bớt gánh nặng với NSNN. Việc Nhà nước cho phép thu học phí, lệ phí, mở rộng các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo, cung ứng dịch vụ… đã tạo điều kiện cho nhà trường tăng nguồn thu ngoài NSNN. Nguồn thu sự nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn kinh phí của trường.

Việc thu, quản lý và sử dụng học phí và lệ phí tuyển sinh của trýờng ðại học Nông Lâm được thực hiện theo quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Chính phủ đối với học phí chính quy, Thông tư 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 đối với học phí không chính quy và các quy định về thu lệ phí của nhà nước. Kể từ năm học 2009-2010 nhà nước có quyết định điều chỉnh khung học phí chính quy đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐHCL theo quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/08/2009, theo đó mức trần học phí chính quy của sinh viên đại học 240.000đ/tháng. Với khung học phí mới, mức trần học phí chính quy đại học đã cao hơn so với mức trần cũ (tồn tại hơn 10 năm) 60.000đ/tháng. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục và thực hiện chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học, ngày 14/5/2010 nhà nước quyết định thông qua lộ trình tăng học phí bằng cách ban hành Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Như vậy, việc cho phép tăng thu học phí theo lộ trình của nhà nước cùng với việc khuyến khích mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp khác của trường đã tạo điều kiện tăng nguồn thu, giúp nhà trường chủ động trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức của trường.

Nguồn thu sự nghiệp ngoài NSNN của Trường Đại học Nông Lâm bao gồm: * Thu học phí, lệ phí:

+ Học phí bao gồm:

- Thu học phí của sinh viên, học viên thuộc các hệ đào tạo chính quy theo khung học phí do nhà nước quy định.

- Thu học phí của sinh viên thuộc các loại hình đào tạo không chính quy (như đào tạo tại chức, đào tạo bằng hai….) theo khung học phí do nhà nước quy định.

+ Lệ phí bao gồm: Lệ phí tuyển sinh, các loại lệ phí khác theo quy định của nhà nước. * Thu sự nghiệp khác:

+ Thu từ dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước. + Thu hoạt động cung ứng dịch vụ, khai thác cơ sở vật chất.

+ Thu các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Thu do cán bộ, giảng viên của đơn vị tham gia các hoạt động dịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị.

+ Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của nhà nước: lãi tiền gửi ngân hàng, thu thanh lý tài sản, thu cho thuê mặt bằng, các dịch vụ giữ xe, căntin, nhà ăn, …

Biểu đồ 3.3: Tình hình tăng trưởng nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2012 - 2014 (ĐVT: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Nông lâm các năm 2012, 2013, 2014)

Trong tổng kinh phí hoạt động của trường đại học Nông lâm, nguồn thu sự

nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất và được tăng dần theo từng năm.So với năm 2012, số

thu sự nghiệp năm 2014 đã tăng 19.067 triệu đồng (tăng khoảng 131%). Thực tế,

nguồn thu sự nghiệp của trường phụ thuộc rất nhiều vào chỉ tiêu tuyển sinh, mức thu học phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương cũng như các tỉnh lân cận.

Tuy việc tăng học phí chỉ mới được điều chỉnh tăng dần qua từng năm học và mức thu lệ phí tuyển sinh còn ở mức thấp so với nhu cầu chi phí thực tế nhưng đã phần nào giúp trường giảm bớt khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu kinh phí chi thường xuyên và tự bù đắp kinh phí cải cách tiền lương. Việc cho phép tăng thu học phí theo lộ trình của Nhà nước cùng với việc khuyến khích mở rộng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp khác của trường đã tạo điều kiện tăng nguồn thu, giúp nhà trường chủ động trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập cũng như nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức của trường.

Trong cơ cấu hình thành nguồn thu sự nghiệp của trường, tỷ lệ hình thành nguồn thu sự nghiệp cũng thay đổi qua các năm. Tuy nhiên nhìn chung, mức thay đổi còn chưa rõ rệt.

Bảng 3.6: Cơ cấu các nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nguồn thu sự nghiệp

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4 5 6 1 Học phí 51.650 84,27 62.794 88,11 73.547 91,53 Trong đó: - Học phí chính quy 36.522 59,59 42.316 59,37 52.201 64,96 - Học phí phi chính quy 15.128 24,68 20.478 28,74 21.346 26,57 2 Lệ phí 503 0,82 762 1,07 531 0,66 4 Thu sự nghiệp khác 9.136 14,91 7.715 10,82 6.278 7,81 Tổng thu sự nghiệp 61.289 100 71.271 100 80.356 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Nông lâm các năm 2012, 2013, 2014)

Bắt đầu năm học mới, căn cứ vào khung thu học phí và mức thu lệ phí do Nhà nước quy định, Trường đại học Nông Lâm quy định mức thu học phí, lệ phí cụ thể áp dụng đối với từng loại hình, đối tượng đào tạo, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo và chi phí hợp lý để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động của nhà trường.

Việc quản lý thu học phí, lệ phí của trường được theo dõi riêng theo từng loại hình đào tạo. Số thu học phí, lệ phí được gửi vào tài khoản của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên và được Kho bạc quản lý, kiểm soát chi theo quy định.

Cùng với thời điểm lập dự toán thu, chi từ nguồn NSNN, hàng năm nhà trường tiến hành lập dự toán thu, chi nguồn kinh phí từ thu sự nghiệp và gửi Bộ GD& ĐT, Đại học Thái Nguyên theo quy định. Tất cả các nguồn thu của trường đều được quản lý tập trung, thống nhất tại phòng Tài chính - Kế hoạch của trường. Việc thu học phí, lệ phí của thí sinh và người học được thu qua ngân hàng và bộ phận thu học phí thuộc phòng Tài chính - Kế hoạch của trường, cấp biên lai đặc thù cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 64 - 74)