Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 81 - 84)

5. Bố cục của luận văn

3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tà

của Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

a. Cơ chế chính sách

* Chính sách tài chính giáo dục

Cơ chế đảm bảo tài chính cho giáo dục có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau và có tác động quan trọng đến hoạt động của cả hệ hống giáo dục, trong đó có trường đại học.

Hiện nay, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn quản lý tài chính chung đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nhưng chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn về quản lý tài chính riêng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt các văn bản tài chính về hoạt động của các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, cơ chế hoạt động của các trung tâm trực thuộc, nhiều văn bản quy định trong ngành giáo dục đào tạo đã nhiều năm nhưng chưa được sửa đổi như quy định về giờ giảng nghĩa vụ. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành chủ quản và các ngành, các cấp chưa thể chế hóa một cách cụ thể.

Chính sách phục hồi chi phí học tập (thu học phí và lệ phí) ra đời một mặt có những tác động tích cực đến hoạt động của nhà trường. Nguồn thu từ học phí và lệ phí đã và đang là nguồn kinh phí bổ sung quan trọng cho ngân sách hoạt động của nhà trường. Mặt khác lại gây tác động tiêu cực như khó khăn trong việc xác định đối tượng thu - miễn; cơ chế miễn giảm phức tạp, tốn phí hành chính để thực hiện, mặc dù có nhiều biện pháp và hình thức đã được đưa ra để có thể thực hiện được sự miễn giảm cho đúng đối tượng. Mức viện phí qui định chưa tương xứng với chất lượng đào tạo, do đó chưa tạo được sự song hành giữa thu phí và cải thiện chất lượng đào tạo.

b. Một số chính sách khác của Bộ ngành liên quan

Nhiều chính sách của Bộ ban ngành tạo điều kiện cho trường đại học trong công tác đào tạo cho người học, có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường thông qua chủ trương xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh đó một số quy định hạn chế hoạt động của nhà trường như: Nghị định 43 và Thông tư 71 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập, theo Nghị định này nhà trường được trao quyền tự chủ rất lớn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tuy nhiên quyền tự chủ về chuyên môn của các trường vẫn còn hạn chế. Cụ thể, về hoạt động đào tạo các trường đại học được tự chủ trong xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, xử lý vấn đề lưu ban, thôi học, vấn

đề khen thưởng, kỷ luật… nhưng các trường chưa được tự chủ về quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm, quản lý phôi bằng và cấp bằng; Về tài chính các trường được tự chủ về mức chi, có thể xây dựng định mức chi tiêu cao hơn hoạt thấp hơn định mức chi do nhà nước quy định nhưng chưa được tự chủ về nguồn thu, mức thu như việc xác định mức học phí, học phí các trường thấp và bị khống chế bởi mức trần đây là yếu tố gây khó khăn cho các trường trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu và nâng cao chất lượng đào tạo.

c. Năng lực tạo nguồn thu cho nhà trường

- Chức năng nhiệm vụ, quy mô đào tạo

Trường Đại học Nông Lâm là một trường đại học được đặt tại vùng miền núi trung du phía Bắc, khu vực phát triển kinh tế chủ yếu về nông lâm nghiệp. Trường có chức năng và nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội về lĩnh vực Nông Lâm nghư nghiệp nên số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm luôn đạt kế hoạch của nhà nước giao.

Để thu hút các đối tượng học sinh, sinh viên nhà trường hiện nay ngoài loại hình đào tạo chính quy, nhà trường còn đào tạo liên thông, tại chức, mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế để đào tạo các ngành học tiên tiến, có chất lượng cao, …

- Loại hình đào tạo

Mỗi lĩnh vực đào tạo của trường nếu như phù hợp với nhu cầu của người học, rộng hơn đó chính là phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ mang lại nguồn thu quan trọng cho trường và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài chính của trường. Cũng ngược lại, nếu một ngành học mà lại không phù hợp với nhu cầu của người học hay nói cách khác là không thu hút được người học thì không những không mang lại nguồn thu cho trường mà còn gặp phải khó khăn trong cân đối thu chi trong chính ngành học đó. Rõ ràng rằng vẫn phải đầu tư hợp lý chi phí cho việc thiết kế các chương trình môn học cho ngành học, chi phí cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, ra đề thi…

- Trình độ của cán bộ, giảng viên

Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của một tổ chức đặc biệt là trong tổ chức nhà trường đại học, cao đẳng, dạy nghể …Tính chất đó được thể hiện ở chỗ trình độ của cán bộ công nhân viên tại mỗi đơn vị quyết định nhu cầu và hiệu quả việc sắp xếp nhân lực cho các bộ phận trong đơn vị.

Trình độ của người lao động càng cao thì năng lực làm việc của họ càng tốt và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cung cấp dịch vụ và nguồn lực tài chính của đơn

vị. Tuy nhiên, trong các đơn vị giáo dục nói riêng và các đơn vị khác nói chung ngoài trình độ học vấn thì vấn đề kinh nghiệm cũng phản ánh khả năng đảm nhận công việc của nhân viên.

Một nhân viên có nhiều kinh nghiệm tốt trong nhà trường có thể tham mưu cho lãnh đạo trên các khía cạnh khác, như: có nên mở ngành học này hay không, nên tuyển sinh bao nhiêu cho mỗi ngành học, nên đầu tư bao nhiêu vào trang thiết bị giảng dạy, cụ thể là loại nào, cần đưa bao nhiêu giảng viên đi đào tạo bậc tiến sỹ, thạc sỹ v.v

Chất lượng của giảng viên trong nhà trường còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng của việc biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy. Nếu như việc biên soạn giáo trình, bài giảng hay các tài liệu được giao cho một giảng viên thiếu kinh nghiệm có thể làm cho các tài liệu thiếu tính xác cao, dẫn đến tốn kém trong việc chỉnh sửa, biên soạn lại và không thu được kết quả tốt trong việc giảng dạy.

Vì vậy, trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm bề dầy đều có ý nghĩa quan trọng đến khả năng đảm nhiệm, chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ nhân viên và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài chính của đơn vị.

- Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, sinh viên có nhu cầu được thực hành khi còn ngồi trên ghế nhà trường và việc thực hành phải gắn với thực tế. Việc thực hành của sinh viên có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Chính vì thế mà chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút số lượng học sinh đăng ký vào học tại trường. Thật vậy, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị mà tốt thì người học càng thích thú bởi giúp họ hiểu rõ và nhớ lâu các vấn đề lý thuyết trên lớp và do đó sẽ thu hút được nhiều người học hơn, tăng thu cho nhà trường và ngược lại. Nhưng tăng cường để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất sẽ đi đôi với tăng chi đầu tư. Như vậy, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị trực tiếp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của các trường thông qua chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và thu từ hoạt động đào tạo, ở số lượng người học và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nghị định 43 đã mở ra cơ chế sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được do sử dụng có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm chi mua sắm sửa các trang thiết bị tài sản sẽ hỗ trợ cho việc cân đối nguồn lực phục vụ cho đầu tư trang thiết bị và tạo khả năng tăng quy mô của nhà trường và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

d. Công tác tổ chức thu chi

Nhà trường từng bước được đổi mới công tác trình lập, chấp hành quyết toán kinh phí, tăng cường kiểm soát ngân sách, đề cao vai trò quản lý tài sản công trong đơn vị HCSN, tăng cường quản lý tài chính đơn vị HCSN.

e. Trình độ quản lý:

Kết quả thực hiện tự chủ tại các nhà trường còn phụ thuộc vào năng lực quản lý lãnh đạo của nhà trường, nhưng đối với các trường đại học cán bộ lãnh đạo là những giáo viên thuộc các chuyên ngành nông lâm nghiệp nên năng lực quản lý tài chính của đa số cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản.

Trình độ kế toán tại các trường không đồng đều, chưa thực sự năng động trong thực hiện tự chủ quản lý tài chính tại đơn vị.

3.3. Đánh giá công tác thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 81 - 84)