5. Bố cục của luận văn
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp giáo
công lập
1.1.7.1. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng về chính sách quản lý đơn vị sự nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hoá các chính sách đó. Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mô hình quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát,… nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô gắn với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị. Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạo điều kiện tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho đơn vị sự nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có tác động đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về hoạt động sự nghiệp. Vì vậy, cơ chế tài chính đó nếu được thiết lập phù hợp, hiệu quả sẽ đảm bảo cung ứng đủ nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tránh được thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các chương trình quốc gia về hoạt động sự nghiệp.
Thêm vào đó, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước còn có vai trò như một cán cân công lý, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong việc tạo lập và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp khác nhau cũng như giữa các đơn vị sự nghiệp trong cùng một lĩnh vực. Nhờ đó, các đơn vị sự nghiệp dù hoạt động ở đâu, lĩnh vực nào cũng được quan tâm, tạo môi trường bình đẳng, tạo điều kiện phát triển tương xứng với yêu cầu của xã hội đối với lĩnh vực đó và tiềm lực kinh tế của quốc gia.
Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính cũng có những tác động tiêu cực đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp:
Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước vạch ra hành lang pháp lý cho đơn vị sự nghiệp nhưng nếu các cơ chế này không phù hợp sẽ trở thành hàng rào trói buộc, cản trở đến quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính của các đơn vị sự nghiệp, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị. Nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước sơ hở, lỏng lẻo có thể làm hao tổn ngân sách Nhà nước, gây ra thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính khác mà không đạt được các mục tiêu chính trị, xã hội đã định.
Để có một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nâng cao tự chủ tài chính, hành lang pháp lý của Nhà nước cần xác định rõ chu trình quản lý tài chính từ khâu lập dự toán, phê duyệt dự toán, thực hiện, quyết toán; xác định các nguồn thu đơn vị có được và được phép tổ chức thu; xác định cơ cấu chi, mức chi, trích lập và sử dụng các quỹ; cơ chế phân phối, sử dụng chênh lệch thu chi; cơ chế quản lý, sử dụng, khai thác tài sản,... trên cơ sở đó các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thực hiện mở rộng nâng cao tính tự chủ tài chính.
1.1.7.2. Năng lực tạo nguồn thu của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Tự chủ tài chính phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài chính được cung cấp, để đảm bảo tính tự chủ về tài chính thì nâng cao năng lực tạo nguồn thu cho đơn vị là một trong những thách thức to lớn đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập hiện nay. Những yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực tạo nguồn thu của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập đó là:
- Chức năng nhiệm vụ, quy mô đào tạo của mỗi trường
Mỗi trường có một chức năng nhiệm vụ đào tạo của riêng mình. Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển cụ thể và căn cứ vào chức năng đào tạo của từng trường mà khả
năng thu hút các đối tượng học sinh vào học tại trường được nhiều hay ít. Và đương nhiên quy mô học sinh có mặt tại trường sẽ tác động trực tiếp đến quy mô nguồn lực tài chính, quy mô ngân sách nhà nước hỗ trợ cho trường.
Để thu hút các đối tượng học sinh, sinh viên ở các trường hiện nay ngoài loại hình đào tạo chính quy, các trường còn đào tạo liên thông, tại chức, mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế để đào tạo các ngành học tiên tiến, có chất lượng cao, … Việc thu hút được ít hay nhiều học sinh rõ ràng chịu sự chi phối của ngành nghề đào tạo, chỉ tiêu được giao của bộ Giáo dục đào tạo cho mỗi trường, nói cách khác là phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo của từng trường và chính những yếu tố chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô các nguồn thu, nhiệm vụ chi, đến khả năng tài chính của mỗi trường.
- Loại hình đào tạo
Mỗi lĩnh vực đào tạo của trường nếu như phù hợp với nhu cầu của người học, rộng hơn đó chính là phù hợp với nhu cầu của xã hội sẽ mang lại nguồn thu quan trọng cho trường và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài chính của trường. Cũng ngược lại, nếu một ngành học mà lại không phù hợp với nhu cầu của người học hay nói cách khác là không thu hút được người học thì không những không mang lại nguồn thu cho trường mà còn gặp phải khó khăn trong cân đối thu chi trong chính ngành học đó. Rõ ràng rằng vẫn phải đầu tư hợp lý chi phí cho việc thiết kế các chương trình môn học cho ngành học, chi phí cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, ra đề thi… Trên thực tế, có ngành do không thu hút được người học dẫn đến không có được nguồn thu cần thiết để trang trải các chi phí cần thiết nêu trên.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp do nhu cầu phát triển toàn diện nên một số trường vẫn cho tồn tại những ngành đào tạo không phù hợp, bám sát với chức năng, nhiệm vụ của trường. Trong trường hợp đó, thì chủ thể sử dụng cơ chế quản lý tài chính sẽ phải có thêm nhiệm vụ cân đối thu chi giữa các ngành đào tạo, và một khi số lượng các ngành đào tạo càng lớn, thì cơ hội phát triển của nhà trường sẽ được mở rộng, thương hiệu của nhà trường càng được khẳng định.
- Trình độ của cán bộ, giảng viên
Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của một tổ chức đặc biệt là trong tổ chức nhà trường đại học, cao đẳng, dạy nghể …Tính chất đó được thể hiện ở chỗ trình độ của cán bộ công nhân viên tại mỗi đơn vị quyết định nhu cầu và hiệu quả việc sắp xếp nhân lực cho các bộ phận trong đơn vị.
Hiện nay, nhiều cơ quan khi tuyển dụng nhân viên mới đều có tiêu chuẩn có bằng tốt nghiệp đại học, yêu cầu chính đáng đó xuất phát từ trình độ của người lao động càng cao thì năng lực làm việc của họ càng tốt và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cung cấp dịch vụ và nguồn lực tài chính của đơn vị. Đối với các cơ sở giáo dục cũng không phải là ngoại lệ, hiện tượng cháo chấm cháo, cơm chấm cơm hiện nay có thể khẳng định là không còn, để có thể giảng dạy bậc cao đẳng thì phải tốt nghiệp đại học trở lên, được giảng dạy ở bậc đại học thì tối thiểu phải có bằng thạc sỹ …. Tuy nhiên, trong các đơn vị giáo dục nói riêng và các đơn vị khác nói chung ngoài trình độ học vấn thì vấn đề kinh nghiệm cũng phản ánh khả năng đảm nhận công việc của nhân viên.
Một nhân viên có nhiều kinh nghiệm tốt trong nhà trường có thể tham mưu cho lãnh đạo trên các khía cạnh khác, như: có nên mở ngành học này hay không, nên tuyển sinh bao nhiêu cho mỗi ngành học, nên đầu tư bao nhiêu vào trang thiết bị giảng dạy, cụ thể là loại nào, cần đưa bao nhiêu giảng viên đi đào tạo bậc tiến sỹ, thạc sỹ v.v… Vấn đề đó có ý nghĩa hết sức quan trọng tại các trường bởi lẽ khi mở ngành học mà lại không thu hút được học sinh thì như phần trên đã trình bày, sẽ rất tốn kém, thu không bù đắp nổi các khoản chi. Có những ngành học mà nhu cầu của người học là rất lớn, nếu như cán bộ tham mưu không dự báo chớnh xác về nhu cầu của người học, về các điều kiện đảm bảo đi kèm cũng sẽ làm thất thu, gây ra một rủi ro không đáng có.
Chất lượng của giảng viên trong nhà trường còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng của việc biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy. Nếu như việc biên soạn giáo trình, bài giảng hay các tài liệu được giao cho một giảng viên thiếu kinh nghiệm có thể làm cho các tài liệu thiếu tính xác cao, dẫn đến tốn kém trong việc chỉnh sửa, biên soạn lại và không thu được kết quả tốt trong việc giảng dạy.
Vì vậy, trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm bề dầy đều có ý nghĩa quan trọng đến khả năng đảm nhiệm, chất lượng hoàn thành công việc của cán bộ nhân viên và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài chính của đơn vị.
- Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, sinh viên có nhu cầu được thực hành khi còn ngồi trên ghế nhà trường và việc thực hành phải gắn với thực tế. Việc thực hành của sinh viên có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Chính vì thế mà chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút số lượng học sinh đăng ký vào học tại trường. Thật vậy, chất lượng cơ sở vật chất,
trang thiết bị mà tốt thì người học càng thích thú bởi giúp họ hiểu rõ và nhớ lâu các vấn đề lý thuyết trên lớp và do đó sẽ thu hút được nhiều người học hơn, tăng thu cho nhà trường và ngược lại. Nhưng tăng cường để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất sẽ đi đôi với tăng chi đầu tư. Như vậy, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị trực tiếp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của các trường thông qua chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và thu từ hoạt động đào tạo, ở số lượng người học và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nghị định 43 đã mở ra cơ chế sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được do sử dụng có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm chi mua sắm sửa các trang thiết bị tài sản sẽ hỗ trợ cho việc cân đối nguồn lực phục vụ cho đầu tư trang thiết bị và tạo khả năng tăng quy mô của nhà trường và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
1.1.7.3. Công tác tổ chức quản lý thu - chi
Tổ chức quản lý thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị. Công tác tổ chức thu - chi có tốt mới có thể thu đúng, thu đủ nhằm tăng thu trong những nguồn thu đã có đồng thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện các nguồn thu cho phép. Để công tác tự chủ tài chính mang lại hiệu quả cao thì công tác tổ chức quản lý thu chi cần phải:
Đối với các nguồn thu: phải tổ chức lập kế hoạch, dự toán thật khoa học,
chính xác và kịp thời. Đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí (các nguồn thu không phải từ NSNN cấp) để tránh tình trạng thất thoát nguồn thu.
Đối với các khoản chi: Nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả
trong quản lư các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp có thu cần thiết phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi của các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng cũng như công tác tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói chung.
Đối với các khoản chi tại đơn vị sự nghiệp có thu, việc tổ chức quản lý thu- chi được thực hiện theo một quy trình thống nhất: Lập dự toán Ngân sách - Chấp hành Ngân sách - Kế toán và Quyết toán Ngân sách. Quy trình này được lặp đi lặp lại hàng năm tạo nên chu trình Ngân sách.
Trong quá trình tổ chức quản lý thu - chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu thì kiểm tra là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu được, bởi lẽ kiểm tra tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu có tác dụng tăng cường công tác tự chủ tài chính nói chung và tăng cường quản lý thu - chi nói riêng, thúc đẩy thực hiện kế hoạch sử dụng hợp lý các khoản thu - chi nói riêng, thúc đẩy thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị, đảm bảo tính mục đích của đồng vốn, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu - chi nhằm tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của số vốn ngân sách đầu tư cho các hoạt động sự nghiệp cũng như góp phần thực hành tiết kiệm, thúc đẩy đơn vị tôn trọng chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước.
Kiểm tra tài chính bao gồm:
- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch tài chính: Là loại kiểm tra được tiến hành trước khi xây dựng, xét duyệt và quyết định dự toán kinh phí (kiểm tra quá trình lập dự toán thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu).
- Kiểm soát thường xuyên: Là loại kiểm tra được tiến hành ngay trong quá trình các ngành các cơ quan đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính đã được quyết định. Kiểm tra thường xuyên chính là kiểm tra ngay trong các hoạt động tài chính, trong các nghiệp vụ tài chính phát sinh (kiểm soát quá trình thực hiện thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu).
Kiểm soát thường xuyên là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý tài chính của các đơn vị đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp có thu, Kiểm soát thường xuyên nhằm thực hiện việc giám sát, kiểm tra liên tục, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, trong suốt năm đối với các hoạt động tài chính, các nghiệp vụ tài chính phát sinh nên có thể phát hiện kịp thời những sai sót, vị phạm chính sách, chế độ kỷ luật tài chính, có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa chúng một cách hữu hiệu, trên cơ sở đó thúc đẩy hoàn thành các kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
- Kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính: Là loại kiểm tra được tiến hành sau khi đã kết thúc giai đoạn thực hiện các kế hoạch tài chính (kiểm tra, duyệt các khoản đã thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu).