Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ trong việc sử dụng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 74 - 81)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ trong việc sử dụng các

Việc quản lý sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài chính đối với Trường Đại học Nông lâm là rất quan trọng, với nguồn thu thì hạn hẹp nhưng nhu cầu chi tiêu thì rất lớn. Nguồn thu từ NSNN cấp chi thường xuyên có xu hướng giảm và thu từ phí, lệ phí có tăng nhưng không đáng kể trong khi các khoản chi như tiền lương, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi phí khác đều tăng đáng kể cho nên việc cân đối thu chi theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ là việc rất quan trọng và cần thiết đối với nhà trường.

Bảng 3.7: Tình hình sử dụng kinh phí giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Diễn giải

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kinh phí Tỷ lệ % Kinh phí Tỷ lệ % Kinh phí Tỷ lệ %

Chi thường xuyên 76.204 88,93 81.890 90,27 90.591 93,73

Chi không thường xuyên 9.490 11,07 8.830 9,73 6.055 6,27

Chi khác

Tổng cộng 85.694 100 90.720 100 96.646 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường đại học Nông lâm các năm 2012, 2013, 2014)

Nhìn vào cơ cấu chi của trường ta thấy tổng chi đều tăng qua 3 năm trong đó chi thường xuyên tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi. Các khoản chi khác như chi tài trợ, viện trợ, quà biếu tăng của các tổ chức trong và ngoài nước không phát sinh.

3.2.4.1. Chi thường xuyên

Chi hoạt động thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi của trường đại học Nông lâm. Kinh phí chi hoạt động thường xuyên của trường bao gồm: Kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên và kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp của trường.

Hàng năm Trường Đại học Nông lâm được sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên, nguồn phí lệ phí để lại và nguồn thu sự nghiệp để chi cho các hoạt động thường xuyên theo 4 nhóm mục sau:

Bảng 3.8: Cơ cấu chi hoạt động thường xuyên giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chi tiết các nội dung chi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) Kinh phí Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4 5 6

1 Chi thanh toán cá nhân 48.609 63,79 56.164 68,10 64.029 67,00

2 Chi về hàng hóa, dịch vụ,

nghiệp vụ chuyên môn 16.235 21,30 16.439 19,90 15.270 16.00

3 Chi đầu tư, mua sắm,

sửa chữa tài sản cố định 2.595 3,41 1.432 2,00 989 1,00

4 Các khoản chi khác 8.764 11,50 8.411 10,20 14.787 16,00

Tổng chi thường xuyên 76.203 100 82.446 100 95.075 100

* Nhóm các khoản chi cho cá nhân

Bao gồm các khoản chi về lương, tiền công, phụ cấp lương (được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm) và khoản nộp theo lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn), phúc lợi tập thể, tiền lương tăng thêm, trợ cấp, phụ cấp khác. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì qua trình tái sản xuất sức lao động cho cán bộ công chức và lao động hợp đồng của nhà trường.

Chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi thường xuyên, cụ thể năm 2012 chiếm 63,79%; năm 2013 chiếm 68,10%; năm 2014 chiếm 67,00%. Khoản chi thanh toán cá nhân có xu hướng tăng do Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ bản và mục tiêu nâng cao thu nhập nhằm cải thiện đời sống của cán bộ viên chức.

Trong nhóm mục chi cho con người, còn có một phần chi học bổng và trợ cấp cho sinh viên. Khoản chi này được thực hiện theo quy định của Nhà nước và chiếm tỷ lệ không cao, trung bình ở mức 6% trong tổng số chi thường xuyên của trường.

Khoản chi cho con người này được lấy từ hai nguồn: NSNN và học phí, lệ phí. Chi cho lương, phụ cấp lương và khoản đóng góp cho cá nhân đều lấy từ nguồn NSNN và phí lệ phí, còn chi thưởng và trả thù lao cho cá nhân được lấy từ ngồn thu học phí và lệ phí. Tuy nhiên, đối với khoản chi này, theo quy định của Bộ tài chính về điều hành ngân sách hàng năm thì 40% được trích từ khoản thu học phí (sau khi trừ kinh phí thực hành thực tập, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế) để bổ sung quỹ lương cho cán bộ, viên chức. Do đó, khoản chi này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thu học phí và lệ phí của nhà trường. Nếu nguồn thu của nhà trường tăng, duy trì đều trong các thời kỳ thì khả năng trích quỹ thu nhập tăng thêm sẽ tăng và ngược lại. Với tỷ trọng nguồn thu học phí, lệ phí của trường trong giai đoạn 2012-2014 tăng từ 50% đến 70% nên các khoản chi cho nhóm này khá đảm bảo.

Nhóm chi cho con người qua các năm đều tăng, đặc biệt là từ năm 2013 so với năm 2012 tăng 7.555 triệu đồng (tăng 4,31%). Nhóm chi này tăng là do chính sách của nhà nước thay đổi về chế độ chính sách đối với công chức, viên chức nhà nước: lương cơ bản tăng từ 1.050.00đ lên 1.150.000 đồng, thực hiện Nghị định 54/2011/NĐ - CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo tại các trường đại học của Nhà nước nên năm 2013 nhà trường phải thanh toán bổ sung phụ cấp này cho công chức,

viên chức là giáo viên; năm 2014 lương cơ bản tăng từ 1.050.000 đ lên 1.150.000 đ và thực hiện Nghị định 54/2011/NĐ - CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã ổn định qua 2 năm. Trong khi NSNN cấp cho trường không tăng (cấp theo định mức sinh viên ổn định và giảm 3 năm 2012 - 2014 (chỉ chiếm khoảng 30% hoạt động nhà trường). Sau khi triển khai công tác tự chủ về tài chính, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường, nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động, tuy nhiên mức thu nhập tăng thêm mới đảm bảo mới ở mức 35% của lương cấp bậc chức vụ do Nhà nước quy định.

* Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng (như điện, nước, vệ sinh môi trường), vật tư văn phòng, công tác phí, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị - đây là các khoản chi mang tính thường xuyên và thiết yếu. Thực hiện chủ trương tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho người lao động, các nội dung chi này luôn được nhà trường quan tâm và quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ. Để quản lý tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi này, thời gian qua nhà trường đã thực hiện khoán chi một số mục như: điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí…

Ngoài ra, các khoản chi phí thuê mướn, mua giáo trình, tài liệu, dụng cụ học tập, vật liệu, hoá chất phục vụ thí nghiệm, thù lao hướng dẫn thực tập, chi phí mời giảng…phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của trường. Đây là các khoản chi nhằm đáp ứng các điều kiện phục vụ việc giảng dạy, có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý nội dung chi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của trường.

Chi về hàng hóa, dịch vụ, chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ 21,03% năm 2012 và năm 2013 là 19,90% trong tổng chi thường xuyên, riêng năm 2014 giảm xuống còn 16,00%. Nguyên nhân của việc giảm chi này chủ yếu là do chỉ tiêu đào tạo hệ phi chính quy giảm làm chi phí thuê cơ sở liên kết đào tạo, công tác phí đi giảng xa… cũng giảm theo. Bên cạnh đó là do chủ trương tiết kiệm chi của trường để tăng thu nhập người lao động nên một số nội dung chi đã giảm: chi điện, nước, điện thoại, quảng cáo…

Thực tế kinh phí chi cho giáo trình, tài liệu, dụng cụ học tập, vật liệu, hoá chất phục vụ thí nghiệm và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy còn hạn hẹp. Vì vậy, tình trạng chung là học chay, dạy chay vẫn diễn ra dẫn đến chất lượng đào tạo không được

cải thiện. Việc chi trả thù lao vượt giờ, chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ… cũng còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với công sức của giảng viên, do đó không tạo động lực để họ dành thời gian nâng cao trình độ và nâng cao chất lượng giảng dạy.

* Nhóm chi cho Tài sản cố định (TSCĐ)

Chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, nâng cấp trường lớp, bàn ghế, trang thiết bị trong lớp học thay thế các trang thiết bị cũ và trang bị thêm các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, thư viện …nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Theo số liệu tại bảng 3.7 cho thấy chi mua sắm sửa chữa của trường chiếm tỷ lệ bình quân 2% trong tổng chi thường xuyên và chi mua sắm sửa chữa có xu hướng giảm trong những năm gần đây do trường sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi cho hoạt động mua sắm nên không quyết toán vào kinh phí chi thường xuyên.

* Nhóm các khoản chi thường xuyên khác

Các khoản chi hoạt động thường xuyên không hạch toán vào các khoản chi trên được hạch toán vào khoản chi khác, bao gồm các nội dung chi chủ yếu: các khoản chi kỉ niệm các ngày lễ lớn, chi các khoản phí và lệ phí; chi bảo hiểm tài sản và phương tiện; chi tiếp khách, chi hỗ trợ khác và chi lập các quỹ. Các khoản chi thường xuyên khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là chi lập các quỹ của nhà trường bình quân khoảng 12,70% trong tổng chi thường xuyên của trường thể hiện sự tiết kiệm và hạn chế tối đa của trường với các nội dung chi này, đặc biệt là khoản chi hỗ trợ và chi tiếp khách.

- Việc trích lập và sử dụng các quỹ:

Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định (thuế và các khoản phải nộp), căn cứ số chênh lệch thu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên) Hiệu trưởng nhà trường chủ động quyết định việc trích lập quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn của trường. Việc trích lập và sử dụng các quỹ của trường trên cơ sở phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện theo đúng tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

Bảng 3.9: Tình hình trích lập các quỹ giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

A B 1 2 3

1 Trích lập quỹ khen thưởng 300 550 500

2 Trích lập quỹ phúc lợi 952 2.143 2.500

3 Trích lập quỹ phát triển hoạt

động sự nghiệp 6.440 5.107 9.240

Tổng số 7.692 7.800 12.240

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường Đại học Nông lâm các năm 2012, 2013, 2014)

Qua số liệu tại bảng 3.9 cho thấy trường đại học Nông Lâm đã thực hiện việc trích lập ba loại quỹ, bao gồm: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc trích và sử dụng các quỹ được quy định cụ thể tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường và được kiểm soát chi thông qua Kho bạc Nhà nước.

* Quỹ hoạt động sự nghiệp: Được đơn vị dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm …. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trợ giúp thêm đào tạo… Quỹ này được nhà trường trích lập đầu tiên và mức trích lập tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi.

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, trường đã chú trọng trích và quản lý việc sử dụng quỹ hoạt động sự nghiệp, đảm bảo tăng cường cơ sở vật chất phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Thông qua quỹ hoạt động sự nghiệp, nhà trường đã chi từ nguồn thu sự nghiệp để đối ứng các dự án và xây dựng các khu giảng đường. Năm 2012 đối ứng dự án TRIG là 457 triệu đồng, Đối ứng xây dựng cơ bản là 772 triệu đồng, năm 2013 đối ứng dự án đầu tư thiết bị là 600 triệu đồng, dự án KTX sinh viên 164 triệu đồng. Ngoài ra trường cònđầu tư mua sắm trang thiết bị phòng thí nghiệm và các trang thiết bị có giá trị lớn của trường, với tổng kinh phí năm 2012 là 2.596 triệu đồng, năm 2013 là 2.690 triệu đồng và năm 2014 là 1.970 triệu đồng.

* Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi: Hai quỹ này được trường trích lập tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Quỹ khen thưởng được trường sử dụng nhằm khen thưởng đột xuất và định kỳ cho các cá nhân có thành tích trong học tập và công tác; Quỹ phúc lợi dùng để chi trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, hỗ trợ tham quan nghỉ mát, hỗ trợ cho cán bộ đi học nâng cao trình độ, chi thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ, lễ, tết.

Việc quản lý và sử dụng hai quỹ trên được thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và có ý kiến thống nhất của công đoàn trường.

3.2.4.2. Chi không thường xuyên

Khoản chi không thường xuyên của trường Đại học Nông Lâm chủ yếu là các khoản chi phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động hết sức quan trọng và là hoạt động không thể thiếu đối với các trường ĐHCL nói chung và trường đại học Nông lâm nói riêng. Việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ tạo điều kiện cho nhà trường khẳng định được vị thế và uy tín đối với xã hội. Tuy nhiên trong những năm qua cho thấy khoản chi cho nghiên cứu khoa học ở trường đại học Nông lâm chiếm tỷ lệ còn thấp và giảm qua các năm cụ thể:

Năm 2012 khoản chi cho NCKH chiếm 11,07%, năm 2013 giảm xuống 9,73% và năm 2014 giảm xuống 6,27% trong tổng chi của nhà trường. Các khoản chi đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ KH&CN hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng NSN. Những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do trường tăng qui mô lớn trong khi chưa đủ đội ngũ giảng viên đảm nhiệm. Dẫn đến thời gian giảng dạy của giảng viên quá nhiều, không còn thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, để nghiên cứu một đề tài có hiệu quả và tính ứng dụng cao đòi hỏi sự đầu tư chất xám, thời gian và nguồn kinh phí lớn. Trong khi kinh phí nhà nước cấp chỉ mới ở mức mua nguyên vật liệu thô về sơ chế, chưa tính đến lao động chất xám mà nhà nghiên cứu khoa học đã bỏ ra. Chưa có sự phối hợp, liên kết quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học giữa nội bộ trường và các đơn vị bên ngoài, như với Sở khoa học, các trường đại học khác, Viện, Trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ sở …. trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nghiên cứu khoa học của trường chưa có định hướng chiến lược phát triển, chưa mang tính chuyên nghiệp.

Để phát triển hoạt động khoa học trong đơn vị, nhà trường đã chủ động kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ của các tỉnh triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học có nguồn kinh phí do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp về cho các Sở Khoa học và Công nghệ, chủ yếu là các đề tài về sinh học, nông học,…. phù hợp với những lĩnh vực nổi trội của trường và thế mạnh của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 74 - 81)