Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 53 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm

3.1. Khái quát về trường đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1970 theo Quyết định số 98/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ khi thành lập tên của trường đã có nhiều thay đổi qua nhiều thời kỳ để phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của thực tiễn:

Từ tháng 9 năm 1970 trên cơ sở của Trường Trung học Nông lâm nghiệp Việt Bắc Trường được đổi tên thành Trường Đại học Kĩ thuật miền núi;

Ngày 25 tháng 2 năm 1971, Nhà trường được đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm miền núi theo quyết định số 56/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 31 tháng 3 năm 1972, Thủ tướng chính phủ đã có văn bản số 750 VP/15 về việc đổi tên Trường Đại học Nông Lâm miền núi thành Trường Đại học Nông nghiệp III.

Ngày 04 tháng 4 năm 1994, Đại học Thái Nguyên được thành lập theo nghị định số 31/CP của Chính phủ và Trường Đại học Nông nghiệp III trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi là Trường Đại học Nông Lâm.

Từ ngày thành lập đến nay, Nhà trường đã không ngừng phát triển, trưởng thành và khẳng định được vị trí trọng điểm số một, thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực nông, lâm nghiệp cho khu vực. Ngày đầu thành lập, Nhà trường mới chỉ đào tạo đại học cho 2 ngành, đến nay đã có 20 chuyên ngành đại học, 7 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 7 chuyên ngành đào tạo tiễn sĩ. Tính đến năm 2014, Trường đã đào tạo cho đất nước hơn 27000 kỹ sư, hàng nghìn thạc sĩ, hơn 60 tiến sĩ và nhiều cán bộ trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên ngành Nông lâm nghiệp, Tài nguyên và môi trường, phát triển nông thôn, trong đó 50% là con em các dân tộc thiểu số và người sống ở vùng sâu vùng xa khu vực miền núi.

Lực lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo từ Nhà trường đã và đang đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 70% cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm nghiệp đang làm việc ở các tỉnh miền núi phía Bắc được đào tạo từ Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, nhiều người giữ chức vụ quan trọng Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện… Hiện tại có 395 cựu sinh viên do trường đào tạo đang giữ chức vụ chủ chốt cấp huyện trở lên, 43 đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh, lãnh đạo cấp Bộ, Ngành và Trung ương, có 8 đồng chí là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2 đồng chí là Bộ trưởng.

Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Nhà trường có tổng số 518 CBVC, trong đó có 322 cán bộ giảng dạy (chiếm 62,2% trong tổng số CBVC của nhà trường), trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao (Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ) là 105 người chiếm 32,6 % trong tổng số cán bộ giảng dạy của nhà trường. Số giảng viên có trình độ thạc sỹ là 196 người (trong đó có 67 người đang là nghiên cứu sinh). Ngoài lực lượng cán bộ giảng dạy cơ hữu của trường, Nhà trường còn có một lực lượng đông đảo cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm và thỉnh giảng có trình độ cao hiện đang công tác tại các Viên nghiên cứu đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khu vực Miền núi phía Bắc. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ cao của trường tương đương với các trường đẳng cấp quốc tế trong khu vực và là tốp trên của các trường đại học trong nước.

Cơ sở vật chất đầy đủ cùng với cảnh quan, môi trường xanh, sạch đẹp đã tạo điều kiện để Nhà trường thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong suốt những năm vừa qua, đồng thời đáp ứng những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới.

Với những thành tích to lớn, rất đáng tự hào mà các thế hệ cán bộ viên chức và sinh viên Nhà trường đã đạt được, Trường Đại học Nông Lâm đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng ba (1981), Huân chương Lao động hạng hai (1985), Huân chương Lao động hạng nhất (1995), Huân chương Độc lập hạng ba (2005), Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2013) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Nhiều cán bộ của trường đã được phong tặng các danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại trường đại học nông lâm thuộc đại học thái nguyên (Trang 53 - 55)