Ngoài hai hoạt động Sản xuất và Xuất khẩu, Việt Nam chưa thực sự tham gia vào khâu chính nào khác trong chuỗi giá trị. Các số liệu thông tin cụ thể về hoạt động của Việt Nam trong những hoạt động khác đang dừng ở mức những nghiên cứu và chưa có công bố chính thức thể hiện khả năng tham gia của Việt Nam.
Đối với hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D), các Viện Nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã có những dự án để tạo ra giống cà phê phù hợp với môi trường và đem lại năng suất cao nhất, tuy nhiên việc cho ra các giống cà phê mới này mới chỉ dừng ở quy mô trong nước và chưa được công nhận rộng rãi trên thế giới. Tương tự với dây chuyền thiết bị công nghệ, Việt Nam vẫn chưa phải một cường quốc về mặt phát triển khoa học - kĩ thuật tiên tiến, việc sản xuất, chế biến tại các nhà máy, đa số đều được nhập khẩu từ nước ngoài như Mỹ, Anh, Singapore,...
Đối với hoạt động rang xay, chế biến nói riêng, một hiện thực khá đáng buồn là việc dù Việt Nam là một nước đứng thứ hai thế giới vê cung cấp sản lượng nhưng vẫn nhập khẩu nhiều cà phê vì lý do hoạt động này rất khó để phát triển nhanh được. Rang xay và chế biến cà phê nhân yêu cầu người thực hiện phải có nền tảng kiến thức tốt cùng
với sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại mà hai nhân tố này ở Việt Nam lại đang thiếu thốn. Những hạt cà phê mà đi qua từ nước này sang nước khác sẽ có mức giá cao gấp 2-3 lần giá xuất khẩu lần đầu tại nước sản xuất, đang tiếc là Việt Nam lại mới chỉ dừng ở bước đầu tiên đó và quá tập trung vào cà phê xuất thô.
Đối với hoạt động Phân phối và Phát triển thương hiệu, vì hoạt động chính là xuất khẩu nên kênh phân phối cũng như thương hiệu của cà phê Việt Nam bị giới hạn. Hầu như với các thành phẩm cà phê thì đều được bán ở siêu thị dưới dạng đóng gói và người
tiêu dùng thế giới nếu biết đến thương hiệu cũng chỉ biết đây là cà phê Việt Nam mà thôi.