Đối với khâu Phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 85)

Bản thân ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đều tự hào về nguồn nguyên liệu cà phê nơi mình sản xuất ra, họ nên thể hiện điều đó ra nhiều hơn bằng việc đưa các chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm của mình một khi đã ổn định

và nâng cao được chất lượng cà phê theo vùng. Như vậy việc xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ dễ dàng hơn và cũng đặt nền móng cho những chiến lược riêng sau này, ví dụ như: cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắk Lak,...

Tiếp theo, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng hơn trong việc đạt và sở hữu những chứng nhận về cà phê của thế giới. Điều kiện cần để được những chứng nhận này

liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và cải thiện các phương thức trồng, canh tác cà phê. Mỗi chứng nhận đều có một ý nghĩa khác nhau, ví dụ như:

- Chứng nhận UTZ (UTZ Certified) là một chương trình chứng nhận cà phê toàn cầu mà tạo điều kiện cho người nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời vẫn thể hiện sự quan tâm của họ đến môi trường và con người. Sản xuất theo chứng nhận

UTZ yêu cầu trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị thể hiện sự trách nhiệm với mỗi một sản phẩm mà họ làm ra theo định hướng thị trường.

- Chứng nhận Cà phê hữu cơ (Organic Coffee) cho biết sản phẩm đó không sử dụng các loại phân bón hoá học tổng hợp, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ và đồng thời còn được chứng nhận luôn bởi các cơ quan có bộ tiêu chuẩn quốc tế như UTZ Certified.

- Chứng nhận Cà phê được trồng dưới bóng râm (Shade-grown Coffee) đã bao gồm việc cây phải được chăm sóc theo hướng hữu cơ, bên cạnh đó còn bảo vệ quyền lợi cho người trồng cũng như bảo vệ môi trường, các yếu thiên nhiên như đất, nước.

Không chỉ thế, cây trồng dưới bóng râm sẽ cần thời gian dài hơn để sinh trưởng nhưng

kết quả sẽ cho ra một hạt cà phê chất lượng cao hơn.

Ngoài ra, còn có một số chứng nhận khác như Chứng nhận Cà phê thân thiện với chim (Bird-friendly Coffee) hay Chứng nhận Rainforest Alliance,...

Bên lề những giải pháp đánh vào trọng tâm hạn chế mà cà phê Việt Nam đang gặp

phải, các doanh nghiệp trong nước cũng có thể tham khảo một số biện pháp sau để tạo thêm được nhiều cơ hội cho bản thân cho doanh nghiệp hơn như sau:

Thứ nhất, tham gia vào các hội chợ thương mại chuyên ngành cà phê là cơ hội không nên bỏ lỡ. Khi tham gia các hội chợ này, những đối tượng tham gia sản xuất sẽ được tích luỹ thêm kiến thức và giao lưu học hỏi từ những doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đã và đang thành công trong ngành, học hỏi lẫn nhau để trau dồi thêm giúp nâng cao năng lực của bản thân đối tượng. Hơn nữa, đây cũng sẽ là cầu nối giữa các đối tượng với nhau, giúp cho việc liên kết sản xuất theo giải pháp thứ nhất diễn

ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, nếu bản thân hộ sản xuất/doanh nghiệp nhỏ lẻ đã có sản phẩm

chất lượng nhưng lại chưa thể gây ấn tượng trên thị trường thì tham gia các hội chợ thương mại sẽ là cơ hội quý giá để họ đưa sản phẩm của mình đến gần người tiêu dùng hơn, là cách mà giúp cho kênh phân phối của họ được mở rộng hơn.

Thứ hai, các doanh nghiệp nên nhanh chóng tham gia Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam là tổ chức duy nhất được thành lập để tập trung vào mặt hàng cà phê Việt Nam, đại diện cho cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Khi tham gia vào Hiệp hội này, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận và cập nhật một cách đầy đủ các chương trình, chiến

lược mà Hiệp hội đang thực hiện, nên theo dõi và hành động nếu cần để đảm bảo hướng

đi mà Hiệp hội đã đề ra đối với cà phê Việt Nam.

Thứ ba, thị trường trong nước hiện nay vẫn còn rất nhiều khoảng trống để khai thác, bên cạnh việc quan tâm đến mảng xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng nên hướng tới khai thác thị trường này. Thiếu đi sự gần gũi với thị trường trong nước sẽ khiến cho cà phê Việt Nam trở nên xa lạ với chính người tiêu dùng Việt Nam, họ chỉ được tiếp cận

qua sản phẩm cà phê hoà tan mà chưa thực sự biết đến hạt cà phê nhân sau khi rang xay chất lượng như thế nào. Điều này là một trong những nền tảng để xây dựng thương hiệu

của riêng cà phê Việt Nam, đến khi được các quốc gia bạn bè trên thế giới hỏi đến, người

Việt có thể tự hào về sản phẩm mà nước mình sản xuất ra.

Với hoạt động này, doanh nghiệp không thực sự nắm thế chủ động để quyết định có thể làm gì để giải quyết hạn chế gặp phải, chỉ có thể chung tay hỗ trợ các Bộ ngành, Chính phủ, thực hiện đúng theo các chỉ dẫn, chính sách đã đề ra nhằm đẩy nhanh quá trình triển khai các chính sách đó, mở ra những kênh phân phối dành riêng cho mặt hàng

cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w