Liệu một doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu một cách thuận lợi không còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Khi đó, chính phủ có thể
liệu đầu vào. Bên cạnh đó, các chính sách về đất đai cũng sẽ được xem xét để giảm bớt gánh nặng cũng như phức tạp cho người sản xuất, liên tục đề xuất đổi mới công nghệ kỹ
thuật để cải thiện năng suất và chất lượng, đồng thời nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào tất cả các khâu trong chuỗi giá trị.
về tác động gián tiếp, các chính sách này sẽ không thể hiện kết quả ngay và luôn mà phụ thuộc vào quá trình thực hiện của từng doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ như, Chính phủ sẽ tổ chức các buổi định hướng cho các nơi sản xuất, quy mô từ các đơn vị riêng lẻ đến địa phương, đưa ra những cách thức, phương án phù hợp với nguồn lực của
từng đơn vị. Các khoá đào tạo nhân lực cũng sẽ được tổ chức để các doanh nghiệp tham
gia hoặc cử người đến tham gia. Mục tiêu cuối cùng vẫn là muốn những doanh nghiệp này được trang bị nền tảng về kiến thức và con người một cách tốt nhất vì không phải quốc gia nào cũng có được sự tân tiến về khoa học công nghệ và sự hỗ trợ từ Chính phủ
về các chính sách khoa học công nghệ là giới hạn.
Ngoài ra, còn có những công cụ hỗ trợ đơn vị sản xuất khác như dự báo thị trường
về cung cầu, giá cả trên cả thị trường trong và ngoài nước, dự báo về sự phát triển khoa học công nghệ trong từng hoạt động của chuỗi giá trị. Số liệu từ những dự báo trên sẽ là
một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp một lần nữa định hướng hướng đi thích hợp với họ, lên kế hoạch cho việc sản xuất hay đổi mới sản phẩm của họ, bắt kịp sự biến động của thị trường.